Có niềm vui nào hơn niềm vui của người nô lệ
được ban cho kiếp sống tự do, có hạnh phúc nào hơn hạnh phúc của dân tộc sau
bao ngày tháng lầm than được làm chủ trên đất nước mình. 2/9/1945 là mốc son
chói lọi trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cái
ngày trọng đại ấy, Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập đầu
tiên khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, chuyển từ kỷ nguyên nô lệ
sang kỷ nguyên của độc lập, tự do.
Sáng 30/8/1945, trên gác 2, số nhà 48 Hàng Ngang,
Hà Nội, Thường vụ Trung ương Đảng họp dưới sự chủ toạ của đồng chí Tổng Bí thư
Trường Chinh, thông qua bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập mà Bác vừa hoàn thành
đêm trước.
Và quả thật câu chuyện về Bác Hồ với Bản tuyên
ngôn độc lập khiến cho ai khi biết đến đều không khỏi xúc động, đặc biệt đó lại
càng là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Chiều ngày 31 tháng 8 năm 1945, Bác bảo đưa
cho Bác xem sơ đồ địa điểm tổ chức mít tinh và nhắc Ban tổ chức chú ý cả nơi vệ
sinh cho đồng bào, và dặn nếu trời mưa thì kết thúc sớm hơn, tránh cho đồng bào
bị mưa ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu nhỏ. Chỉ thế thôi mà đã thể
hiện được tấm lòng của Bác giành cho đồng bào ta mênh mông và tha thiết biết
nhường nào.
Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên quảng
trường Ba Đình, một quang cảnh vừa náo nhiệt, vừa xúc động. Khi Cụ Hồ vừa xuất
hiện trước máy phóng thanh, thì cả quảng trường âm vang tiếng hô:
- Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!
Khi Người cất giọng trầm ấm, gần gũi đọc Bản
tuyên ngôn độc lập thì cả biển người im phăng phắc lắng nghe từng lời như thấm
vào máu thịt:
"Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người
đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc...".
Đọc được một đoạn, Cụ Hồ bỗng dừng lại, đưa
cặp mắt âu yếm nhìn toàn thể đồng bào, cất tiếng hỏi:
- Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?
Tiếng đáp lại liền ngay như sấm:
- Có!
Người dân và Chủ tịch nước bỗng trở nên gần
gũi và vô cùng thân thiết. Giọng Người ngày càng đanh thép khẳng định chủ quyền
của đất nước Việt Nam:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phe đồng minh chố ng phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được
tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm
thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng Tự do, Độc lập và sự thật đã trở thành một nước Tự
do, Độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền Tự do, Độc lập ấy!".
Bản tuyên ngôn là tinh hoa đúc kết của Bác
suốt mấy chục năm hoạt động cách mạng. Chính Bác cũng đã không dấu nổi sự sung
sướng mà nói rằng: “Trong đời tôi, tôi đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới
viết được một bản Tuyên ngôn như vậy”. Tác giả Trần Dân Tiên đã từng viết trong
một tác phẩm của mình rằng Tuyên ngôn độc lâp “ là hoa là quả của bao nhiêu máu
đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những người con anh dũng của Việt
Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy
chém, trên chiến trường,... là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin
tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam”.
Sau 30 năm từ ngày 2/9/1945 ấy, đất nước Việt
Nam đã hoàn toàn độc lập, nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ trên quê hương
đất nước mình. Đó cũng là lý tưởng mà Hồ Chí Minh hy sinh cả cuộc đời riêng của
mình để theo đuổi. Chính những lời nói tâm huyết của Người sau buổi lễ trọng
đại ấy đã tiếp them sức mạnh cho đồng bào thi đua, chiến đấu đánh đuổi bè lũ
bán nước và cướp nước: Giành được Độc lập đã khó nhưng giữ vững Độc lập lại
càng khó hơn. Tôi mong rằng đồng bào hãy gắn bó đoàn kết xung quanh Chính phủ
để bảo vệ nền Độc lập mà nhân dân đã phải đổ biết bao xương máu vừa giành lại
được"./.
…………………………………………………………………………………………………
Tuy nhiên, có một điều mà ít người nhận thấy
và cũng rất ít người trả lời được rằng tại sao Bác lại không đọc Tuyên ngôn và
sáng mùng 02/9, mà lại đọc vào chiều 02/9.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét