Nhóm 02 - HK II 2011-2012
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con
người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể
hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội chính là con người, để thực hiện được mục tiêu đó cấn có những
động lực mà trong đó con người giữ vai trò quan trọng nhất. Giữa mục tiêu và
đông lực có mối quan hệ biện chứng, và tác động qua lại với nhau.
I. Mục tiêu
Con người là mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ trong quan niệm của Hồ Chí Minh
về mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể: kinh tế, chịnh trị, văn hóa-xã hội,
phát triển con người toàn diện.
Mục tiêu chung của chủ
nghĩa xã hội là độc lập, tự do dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Hồ chí Minh nói một cách trực
tiếp: “Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân” hay nói một
cách gián tiếp “ xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân
chủ, giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Mục tiêu vì con người
được thể hiện rõ ràng hơn trong các mục tiêu cụ thể sau:
a. Mục tiêu chính trị
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân làm chủ,
chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ nhà
nước là của dân, do dân và vì dân. Trong
xã hội đó Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Hồ Chí
Minh vạch rõ rằng chính phủ là “đầy tớ chung của nhân dân, từ chủ tịch toàn
quốc đến làng, dân là chủ thì chính phủ là đầy tớ”. Mặt khác, Hồ Chí Minh
cũng xác định rằng dân là chủ thì người dân phải có nghĩa vụ của
người làm chủ và phải có tính năng động: ”Đã là người chủ nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm
lo việc nhà. Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh vác,
không ỷ lại, không ngồi chờ”.
b. Mục tiêu kinh tế
Chủ
nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Theo
Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được bảo đảm và đứng
vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nền kinh tế
mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với
công - nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo
chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất
của nhân dân ngày càng được cải thiện. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những
ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, trong đó "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà". Kết
hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm. Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một
trong những hình
thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.
Nền
kinh tế chủ nghĩa xã hội phải được tạo lập trên cơ sở
công hữu về tư liệu sản xuất. Tuy
nhiên theo Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ nền
kinh tế còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu
và thành phần kinh tế. Sau này Người nói đến những hình thức sở hữu tồn tại ở
thời kỳ quá độ: sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của người
lao động riêng lẻ và một ít sở hữu của nhà tư bản. Hồ Chí Minh xác định: ”Kinh tế quốc doanh
là hình thức
sở hữu của toàn dân và nhà nước
phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên. Người chỉ ra rằng:
”Trên cơ sở kinh tế XHCN càng phát triển, cách bóc
lột theo CNTB được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân
dân ngày càng được cải thiện”.
c. Mục tiêu văn hóa
Chủ
nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức. Hồ Chí Minh chỉ
ra rằng chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hóa là một giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về giải phóng con người.
Văn hóa vừa
là mục tiêu vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội. Phải xây dựng nền văn hóa lấy
hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở. Văn hóa phải có
vai trò soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa, tư tưởng với tính độc lập tương
đối của mình nhiều khi không phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện sinh hoạt vật
chất và mức sống mà có thể đi trước để mở đường cho chủ nghĩa xã hội. Do đó
phải đẩy mạnh cách mạng tư tưởng văn hóa để làm cho nhân dân lao động có trình
độ dân trí ngày càng cao, nắm được những hiểu biết cần thiết về khoa học và kỹ thuật và để hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần xã hội và
trở thành hệ tư tưởng toàn dân.
Hồ
Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo
con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất
công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là con người. Trong lý luận xây dựng con người xã
hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết đến mặt tư
tưởng. Người cho rằng: Muốn có con người
xã hội chủ
nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tư
tưởng xã
hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi,
rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời Người cũng rất
quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem
tài năng cống hiến cho xã hội. Tuy vậy, Hồ Chí Minh luôn gắn tài năng
với đạo đức. Theo Người, "có tài mà không có đức
là hỏng"; dĩ nhiên đức phải đi đôi với tài nếu không có tài thì không thể
làm việc được. Cũng như vậy, Người luôn gắn phẩm chất
chính trị với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ trong đó "chính trị
là tinh thần, chuyên môn là thể xác". Hai mặt đó gắn bó thống nhất
trong một con người. Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng.
d. Mục tiêu xã hội
Chủ
nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý. Trong xã hội đó ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít ai, ai không làm không hưởng. Các dân tộc bình đẳng, miền núi ngày càng có nhiều điều kiện
để tiến kịp miền xuôi.
Quan
hệ xã hội được xây dựng với tiêu chí công bằng, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ. Quan
hệ giữa người và người tốt đẹp. Con người trong xã hội phải được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, phải được phát triển toàn
diện về trí lực, thể lực, đạo đức và tinh thần.
Với
nhưng đặc trưng nêu trên Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng chủ nghĩa
xã hội là công trình tập thể do nhân dân lao động xây
dựng lấy dưới lãnh đạo của Đảng.
e. Mục tiêu phát triển con người toàn diện
Xã hội mà chúng ta xây
dựng là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có quan hệ tốt đẹp giữa người
với người; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện đúng mực; đạo đức, lối
sống xã hội phát triển lành mạnh.
Người khẳng định: “ muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Con người xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Hồ Chí Minh phải là con người có
tinh thần và năng lực làm chủ, có đạo đức cần kiệm liêm chính, có tinh thần
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.
Để giải phóng mọi tiềm năng
sẵn có của con người trong xây dựng xã hội chủ nghĩa , Hồ Chí Minh nhấn mạnh
cần phải giải phóng phụ nữ, “ Nói phụ nữ là nói tới phân nữa xã hội. Nếu không
giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nữa loài người… nếu không giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nữa “
II. ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Để hoàn thành được những
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải nhận thức, vận
dụng và phát huy được tất cả các động lực của chủ nghĩa xã hội. Động lực ở đây được hiểu là những nhân tố góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã
hội thông qua hoạt động của con người. Những động lực đó được biểu hiện ở các
phương diện: động lực vật chất và động lực tinh thần trong đó quan trọng nhất
là con người, là nhân dân lao động, nồng cốt là liên minh công – nông - trí
thức
Hệ thống các động lực của
CNXH trong tư tưởng Hồ chí Minh rất phong phú nhưng suy đến cùng, các động lực
muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua con người, do đó bao trùm lên vẫn là
động lực con người trên cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân. Đó là:
Phát huy sức mạnh của
đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc- Động lực chủ yếu để xây dựng đất nước.
Con người trên bình diện
cộng đồng bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân: công nhân , nông dân, trí
thức...các tổ chức đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong nước và
kiều bào ở nước ngoài...Người cũng không quên nhắc giai cấp tư sản dân tộc cũng
là một lực lượng tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì giai cấp tư sản dân tộc
ở ta “có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu nước. Hồ Chí Minh luôn xác
định muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải phát huy được khối đại
đoàn kết dân tộc, bởi vì đây không phải là sự nghiệp riêng của công nông mà là
sự nghiệp của toàn dân tộc, mới giữ vững được độc lập dân tộc.
Phát huy sức mạnh của con
người với tư cách là cá nhân người lao động:
Sức mạnh của cộng đồng
được hình thành từ sức mạnh của từng cá nhân và thông qua sức mạnh của cá nhân
vì thế cần phải có những biện pháp khơi dậy, phát huy động lực của mỗi cá nhân.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra một hệ thống nội dung, biện pháp vật chất và tinh thần,
nhằm tác động vào đó, tạo ra sức mạnh thúc đẩy hoạt động của con người cho
CNXH. Bao gồm:
+ Tác động vào nhu cầu
lợi ích con người. Bởi vì, vào chủ nghĩa xã hội là đi vào trận tuyến mới, do đó
Hổ Chí Minh cho rằng cần phải biết kích thích những động lực mới, đó là lợi ích
chính đáng của con người lao động. Phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân hơn ai
hết nhưng Người rất quan tâm đến việc khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng,
coi trọng động lực cá nhân tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã
hội.
+ Tác động vào các động
lực chính trị tinh thần trên cơ sở coi trọng các đòn bẩy kinh tế nhưng HCM cũng
cho thấy rằng đó là phương thuốc chữa bách bệnh có thể giải quyết tất cả những
lĩnh vực hoạt động xã hội – tinh thần đòi hỏi những hy sinh, thiệt thòi mà
không có lợi ích vật chất nào có thể bù đắp được. Phát huy quyền làm chủ và ý thức
làm chủ của người lao động, thực hiện công bằng xã hội, sử dụng vai trò điều
chỉnh của các nhân tố khác như chính
trị, văn hóa đạo đức, pháp luật.
Qua dó ta thấy rõ con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội.
III. LIỆN HỆ CỘNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát
những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác -Lênin. Tư tưởng đó trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho
việc kiên trì, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về
xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủ nghĩa xã hội
phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày
nay.
Trong công
cuộc xây dựng CNXH ở việt nam có những nết đặc trưng riêng so với các nước chủ
nghĩa xã hội khác nên công cuộc xây dựng co những thuận lợivà khó khăn
Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân
dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, như:
Về thuận lợi
Xây
dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất và tạo động lực mới cho phát triển; đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi trọng phát triển
kinh tế tri thức, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Ðẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; phát triển nhanh hơn
công nghiệp và xây dựng; tạo chuyển biến tích cực về dịch
vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại.
Giải
quyết tốt và kết hợp hài hòa các vấn đề phát triển văn hóa, xã hội và con người; tạo chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo
thêm nhiều việc làm; chăm sóc sức khỏe nhân dân; kiềm chế
tốc độ tăng dân số; làm cho đời sống xã hội ngày càng lành mạnh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tăng
cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; phát triển các quan hệ
đối ngoại theo hướng rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa.
Phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; đổi mới hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và
hiệu quả của Nhà nước và chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, không ngừng
tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào:
Khó khăn
+ Kinh
tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, nguy cơ
tụt hậu xa hơn so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại.
+ Khoa
học và công nghệ còn ở trình độ thấp.
+ Tình
trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là rất nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vẫn chưa được
khắc phục.
+ Các
thế lực thù địch âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn lật đổ đang đe dọa tới an ninh
trật tự và hòa bình của đất nước.
Thanh tựu:
Kinh tế: đất nước bước ra khòi tình trạng
kém phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc….
Chính tri: là một trong số nước có nền
chịnh trị ổn định nhất,
Van hóa: tiên tiến, đâm đà bản sắc dân tộc
Hạn chế
Kinh tế; Vẫn ở mức trung bình,
Xã hội: phân hóa giau ngeo,
Văn hoa; tôn tai một số hủ tục lạc hâu của
xã hôi trước đê lại, du nhâp một số văn hóa không lành mạnh.
Để thấy rõ
những thành tưu và hạn chế trong công cuộc xây dựng cnxh trong những năm qua đó
thì mời các bạn xem đoạn video sau:
Vì vậy để tiếp tục phát huy thuận lợi và
đạt được những thành tựu lớn cũng như khắc phục những khó khăn găp phải trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì Đảng ta đã tập trung giải quyết một số
vấn đề sau:
1. Giữ
vững mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Thực
tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Hiện
nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi mới, vì thế, là quá trình
vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là
thay đổi mục tiêu. Chúng ta phải tận dụng các mặt tích
cực của nó, đồng thời phải biết cách ngăn chặn, phòng tránh các
mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên
tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày
nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước phải dựa vào nguồn lực trong nước
là chính, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong nội
lực, nguồn lực con người là vốn quý nhất. Nguồn lực của nhân dân, của con người
Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc để xây dựng
và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
+ Tin
dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế
độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự
trở thành động lực của sự phát triển xã hội.
+ Chăm
lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Thực hiện nhất quán chiến lược
đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt, tạo nên sự đồng
thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Ngày
nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa. Chúng ta phải
tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế; phải có cơ
chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Muốn
vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc
lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường
xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc
chân
chính của mọi người Việt Nam
nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia.
Chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng rường cột của nước nhà, để không tự đánh
mất mình bởi
xa rời cội rễ dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và bản
sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp
thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu
thêm nền văn hóa dân tộc.
4. Chăm
lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội
Xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mạnh mẽ,
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách
nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ đời
sống nhân dân.
Bằng
các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết, tận
trung với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi
bộ máy chính quyền những "ông quan cách mạng",
lạm dụng quyền lực của dân để mưu cầu lợi ích riêng;
phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Giáo dục mọi tầng lớp nhân
dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để
xây dựng nước nhà như Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Một dân tộc biết cần, biết kiệm" là một dân tộc
văn minh, tiến bộ; dân tộc đó
chắc chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao
đẹp về tinh thần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét