Xét về mặt
lịch sử, ở các nước châu Á từ rất sớm đã tồn tại thi hành chế độ tỉnh điền (gần 5000 năm trước đây, 2679 trước CN), chế độ lao động nghĩa vụ (triều đại nhà
Hạ 2250 trước CN), thuyết Đại đồng và
thuyết Giáo sự bình đẳng về tài sản (Khổng Tử vĩ đại - 551 trước CN), thủ tiêu sự
bất bình đẳng về hưởng thụ, phúc lợi không phải chỉ cho một số đông mà cho hết
thảy mọi người, lợi ích của dân chúng là trước hết. Thứ đến là lợi ích của quốc
gia. Còn lợi ích của nhà vua thì không đáng kể (Mạnh Tử). Đó là tư tưởng
“dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.
Bên cạnh đó, “thuyết
đại đồng”, “tư tưởng nhân chính” do Đức Khổng Tử, Mạnh Tử khởi thảo từ trước
công nguyên, đã cho thấy những điểm gần gũi với đặc trưng tốt đẹp của chủ nghĩa
xã hội. Theo đó, “thuyết đại đồng” là thuyết chỉ xã hội hòa bình mang tính quảng đại. “Tư tưởng nhân
chính” lại chứa đựng những nội dung cơ bản như: xây dựng đường lối chính trị
nhân nghĩa, hoàn thiện đạo đức vua quan, đề cao vai trò của dân theo tinh thần
dân bản, dưỡng dân gắn liền với giáo hóa dân.
Như vậy, Hồ Chí Minh
đã căn cứ vào “thuyết đại đồng” của Khổng Tử, “tư tưởng nhân chính” của Mạnh Tử
như là những minh chứng để lý giải chủ
nghĩa cộng sản
không chỉ thâm nhập vào châu Á mà còn thích ứng dễ dàng hơn là ở châu Âu”.
2. Cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội
Nguyễn Ái Quốc đã nêu vấn đề quan trọng: “Chế độ
cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không?”. Để
trả lời câu hỏi đó, Nguyễn Ái Quốc một mặt phân tích tình hình chính trị và
phong trào đấu tranh yêu nước hiện thời của các nước điển hình châu á như Nhật
Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Triều Tiên, các nước ở Đông Dương, mặt khác Người phân
tích sâu cơ sở kinh tế, xã hội các nước phương Đông để khẳng định cho nhận định
của Người: Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á.
Người chỉ ra rằng, gần 5.000 năm nay ở phương
Đông đã có “chế độ tỉnh điền”, mà đặc
trưng của chế độ đó là “chia đất đai trồng trọt theo hai đường dọc và hai đường
ngang... có chín phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần
trong 8 miếng, miếng ở giữa tạt cả đều cùng làm và sản phẩm được sử dụng vào việc
công ích”.
Điểm khác biệt giữa Á với Âu, Đông và Tây là ở chỗ
ảnh hưởng của cái gọi là phương thức sản
xuất Châu Á lâu dài, dai dẳng, đã tạo nên một đặc điểm đặc trưng của phương
Đông là việc không có sở hữu tư nhân về
ruộng đất. Ở phương Đông đất đai dưới trời đâu chẳng là của vua, người
trên đất đai ấy ai chẳng phải là thần dân của vua. Sau Hồ Chí Minh, nhiều
nhà nghiên cứu của Việt Nam đã cho rằng cùng với chế độ “lãnh hữu” (chứ
không phải “sở hữu”) và ruộng đất các nước phương Đông dễ tiến lên chủ nghĩa
xã hội, hơn chủ nghĩa tư bản.
Còn ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc mô tả về chế độ ruộng
đất: “Về của cải tư hữu, luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai.
Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của chung. Cứ ba năm
người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần”.
Với một truyền thống lịch sử văn hoá như vậy, nó
thật sự có sức mạnh kết cấu cộng đồng, đặc biệt trong những thời điểm đất nước
có ngoại xâm; là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa cộng sản dễ dàng thâm nhập
vào châu Á.
3. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ở châu Á
Hơn nữa, ở Đông Dương, nơi bị thực dân Pháp xâm
lược, thống trị dã man, thì “sự tàn bạo của
chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc
là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Rõ ràng, quá trình khảo
nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới, các mô hình nhà nước tư bản, Hồ Chí
Minh đã nhận thấy rõ bản chất tàn bạo của nghĩa tư bản, đó là “con đỉa hai vòi”, là “con rắn độc”, là “kẻ
thù chung của của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động”. Chính vì vậy, các nước Châu Á không thể lựa chọn con đường phát triển
tư bản chủ nghĩa - chế độ đày đọa và bóc lột tận xương tủy con người.
4. Xuất phát từ bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã
hội và khát vọng của nhân dân các nước thuộc địa
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ bản chất tốt đẹp của nó. Người nêu rõ: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích
cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa”. Nói chuyện với cán bộ, sinh viên Việt Nam tại
Mát-xcơ-va ngày 1/2/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định xã hội XHCN là: “một
thế giới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người, mọi
người sung sướng, vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người”.
Hồ Chí Minh còn nêu rõ mục đích của CNXH là tất cả
vì lợi ích của đông đảo những người lao động. “CNXH là làm cho mọi người dân được sung sướng, ấm no”, “là không ngừng
nâng cao mức sống của nhân dân”, “nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân”. Cụ thể hơn, mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ
hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước
hết là nhân dân lao động.
Như vậy, dù diễn đạt bằng các ngôn từ khác nhau,
CNXH theo Hồ Chí Minh là một xã hội hướng tới phục vụ lợi ích vật chất và tinh
thần của đông đảo những người lao động. Người lao động là những người sản xuất
ra phần lớn của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, bảo đảm sự tồn tại và
phát triển của xã hội, vì vậy xét về lô-gic, họ phải được hưởng thụ một cách xứng
đáng những giá trị mà họ tạo ra. Điều giản dị và dường như là tất yếu đó không
bao giờ xảy ra dưới chế độ TBCN hay các chế độ xã hội khác không phải là CNXH. Ở
các chế độ xã hội đó, người lao động được hưởng phần rất nhỏ bé những giá trị
xã hội mà họ tạo ra, còn phần lớn rơi vào tay những “ông chủ”, những kẻ thống
trị.
2 nhận xét:
thầy ơi em ko hiểu điều thứ 2 ak, kinh tế văn hóa xã hồ thì ảnh hưởng đến điều này ntn ak
Có 3 cụm từ Oanh Kiều nên nghiên cứu kỹ:
1. “chế độ tỉnh điền”
2. "không có sở hữu tư nhân về ruộng đất"
3. "phương thức sản xuất Châu Á"
Đăng nhận xét