BÀI TẬP NHÓM
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(Dành cho các lớp học kỳ hè 2012)
Bài tập 1: Phân tích những giá trị cơ bản của
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và thế giới?
Bài tập 2: Phân tích sự tương đồng và khác biệt
giữa Hồ Chí Minh với Quốc tế cộng sản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và vấn
đề giai cấp?
Bài tập 3: Tại sao nói quan điểm “CMGPDT được
tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc” là một nét sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh?
Bài tập 4: Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân
tích quan điểm “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có con người xã hội chủ
nghĩa”.
Bài tập 5: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh
về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Bài tập 6: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh
về nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam? Theo anh chị, nội dung
nào quan trọng nhất? Vì sao?
Bài tập 7: Tại sao nói quan điểm của Hồ Chí
Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính
dân tộc của nhà nước là một sáng tạo lớn?
Bài tập 8: Cơ sở nào để khẳng định Hồ Chí Minh
là “Anh hùng giải phóng dân tộc - Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.
Bài tập 9: Phân
tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức? Tại sao trong
giai đoạn hiện nay, phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Bài tập 10: Tại sao trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
chúng ta phải không ngừng học tập, nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh?
MỘT SỐ YÊU CẦU THỰC HIỆN
BÀI TẬP NHÓM MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.
Sinh
viên lập danh sách đăng ký theo nhóm cho giảng viên giảng dạy. Nhóm thực hiện từ
5 đến 7 sinh viên, gồm 01 nhóm trưởng và 01 thư ký ghi chép.
2.
Nhóm
nghiêm túc tổ chức, phân công thực hiện bài tập và thuyết trình kết quả nghiên
cứu; đồng thời trả lời câu hỏi của sinh viên và giảng viên (nếu có). Thời gian
trình bày cho mỗi bài tập 15 phút.
3.
Bài
tập nhóm và sản phẩm phải thực hiện nghiêm túc, khoa học; không qua loa, đại
khái, đối phó; sản phẩm phải nộp trước khi trình bày 01 ngày.
4.
Trước
khi trình bày, nhóm thực hiện phải đóng thành 01 tập tài liệu (có trang bìa,
tên các thành viên, nhóm trưởng, thư ký) và file đính kém (hoặc đĩa CD).
5.
Điểm
đánh giá bài tập được tính từ điểm các thành phần: điểm thuyết trình, điểm sản phẩm và điểm trả lời
câu hỏi.
6.
Một
sinh viên có thể tham gia vào nhiều nhóm.
7.
Điểm
thực hiện bài tập nhóm là căn cứ để xét điểm quá trình của sinh viên.
THÔNG TIN GIẢNG VIÊN
Họ và tên: Ths. NGUYỄN VĂN QUANG
Đơn vị: Khoa GDCT - Trường ĐHSP Huế
Điện thoại: 0973.882.488 - 0935.213.321
Blog: nguyenvanquanghcm.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét