Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

THỬ TÌM MỘT SỐ CƠ SỞ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG NHỮNG THÍCH ỨNG ĐƯỢC Ở CHÂU Á MÀ CÒN THÍCH ỨNG DỄ HƠN Ở CHÂU ÂU”

     1. Cơ sở lịch sử, tư tưởng ở các nước châu Á
     Xét về mặt lịch sử, ở các nước châu Á từ rất sớm đã tồn tại thi hành chế độ tỉnh điền (gần 5000 năm trước đây, 2679 trước CN), chế độ lao động nghĩa vụ (triều đại nhà Hạ 2250 trước CN), thuyết Đại đồngthuyết Giáo sự bình đẳng về tài sản (Khổng Tử vĩ đại - 551 trước CN), thủ tiêu sự bất bình đẳng về hưởng thụ, phúc lợi không phải chỉ cho một số đông mà cho hết thảy mọi người, lợi ích của dân chúng là trước hết. Thứ đến là lợi ích của quốc gia. Còn lợi ích của nhà vua thì không đáng kể (Mạnh Tử). Đó là tư tưởng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.
Bên cạnh đó, “thuyết đại đồng”, “tư tưởng nhân chính” do Đức Khổng Tử, Mạnh Tử khởi thảo từ trước công nguyên, đã cho thấy những điểm gần gũi với đặc trưng tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Theo đó, “thuyết đại đồng” là thuyết chỉ xã hội hòa bình mang tính quảng đại. “Tư tưởng nhân chính” lại chứa đựng những nội dung cơ bản như: xây dựng đường lối chính trị nhân nghĩa, hoàn thiện đạo đức vua quan, đề cao vai trò của dân theo tinh thần dân bản, dưỡng dân gắn liền với giáo hóa dân.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã căn cứ vào “thuyết đại đồng” của Khổng Tử, “tư tưởng nhân chính” của Mạnh Tử như là những minh chứng để lý giải  chủ nghĩa cộng sản không chỉ thâm nhập vào châu Á mà còn thích ứng dễ dàng hơn là ở châu Âu”.
     2. Cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội
     Nguyễn Ái Quốc đã nêu vấn đề quan trọng: “Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không?”. Để trả lời câu hỏi đó, Nguyễn Ái Quốc một mặt phân tích tình hình chính trị và phong trào đấu tranh yêu nước hiện thời của các nước điển hình châu á như Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Triều Tiên, các nước ở Đông Dương, mặt khác Người phân tích sâu cơ sở kinh tế, xã hội các nước phương Đông để khẳng định cho nhận định của Người: Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á. 
Người chỉ ra rằng, gần 5.000 năm nay ở phương Đông đã có “chế độ tỉnh điền”, mà đặc trưng của chế độ đó là “chia đất đai trồng trọt theo hai đường dọc và hai đường ngang... có chín phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần trong 8 miếng, miếng ở giữa tạt cả đều cùng làm và sản phẩm được sử dụng vào việc công ích”.
     Điểm khác biệt giữa Á với Âu, Đông và Tây là ở chỗ ảnh hưởng của cái gọi là phương thức sản xuất Châu Á lâu dài, dai dẳng, đã tạo nên một đặc điểm đặc trưng của phương Đông là việc không có sở hữu tư nhân về ruộng đất. Ở phương Đông đất đai dưới trời đâu chẳng là của vua, người trên đất đai ấy ai chẳng phải là thần dân của vua. Sau Hồ Chí Minh, nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam đã cho rằng cùng với chế độ “lãnh hữu” (chứ không phải “sở hữu”) và ruộng đất các nước phương Đông dễ tiến lên chủ nghĩa xã hội, hơn chủ nghĩa tư bản.
     Còn ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc mô tả về chế độ ruộng đất: “Về của cải tư hữu, luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai.  Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của chung. Cứ ba năm người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần”. 
     Với một truyền thống lịch sử văn hoá như vậy, nó thật sự có sức mạnh kết cấu cộng đồng, đặc biệt trong những thời điểm đất nước có ngoại xâm; là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa cộng sản dễ dàng thâm nhập vào châu Á.
     3. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ở châu Á
     Hơn nữa, ở Đông Dương, nơi bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị dã man, thì “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Rõ ràng, quá trình khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới, các mô hình nhà nước tư bản, Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ bản chất tàn bạo của nghĩa tư bản, đó là “con đỉa hai vòi”, là “con rắn độc”, là “kẻ thù chung của của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động”. Chính vì vậy, các nước Châu Á không thể lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa - chế độ đày đọa và bóc lột tận xương tủy con người.
     4. Xuất phát từ bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội và khát vọng của nhân dân các nước thuộc địa
     Khi nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ bản chất tốt đẹp của nó. Người nêu rõ: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”. Nói chuyện với cán bộ, sinh viên Việt Nam tại Mát-xcơ-va ngày 1/2/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định xã hội XHCN là: “một thế giới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người, mọi người sung sướng, vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người”.
     Hồ Chí Minh còn nêu rõ mục đích của CNXH là tất cả vì lợi ích của đông đảo những người lao động. “CNXH là làm cho mọi người dân được sung sướng, ấm no”, “là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”. Cụ thể hơn, mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
     Như vậy, dù diễn đạt bằng các ngôn từ khác nhau, CNXH theo Hồ Chí Minh là một xã hội hướng tới phục vụ lợi ích vật chất và tinh thần của đông đảo những người lao động. Người lao động là những người sản xuất ra phần lớn của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội, vì vậy xét về lô-gic, họ phải được hưởng thụ một cách xứng đáng những giá trị mà họ tạo ra. Điều giản dị và dường như là tất yếu đó không bao giờ xảy ra dưới chế độ TBCN hay các chế độ xã hội khác không phải là CNXH. Ở các chế độ xã hội đó, người lao động được hưởng phần rất nhỏ bé những giá trị xã hội mà họ tạo ra, còn phần lớn rơi vào tay những “ông chủ”, những kẻ thống trị.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

10 TIÊN ĐOÁN BIỆN CHỨNG CỦA HỒ CHÍ MINH


Trong lịch sử, nước ta có những nhà tư tưởng lớn có khả năng “tiên tri tiên lượng” về thời cuộc, về thế sự…, như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi… Những danh nhân này đã được nhân dân ta tôn vinh như những vị thánh.Trong lịch sử hiện đại, Hồ Chí Minh cũng được coi là “nhà tiên tri” và trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã dự báo được nhiều sự kiện trên thế giới và trong nước.
VỀ CÁC SỰ KIỆN TRÊN THẾ GIỚI
1. Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn ở châu Âu.
Điều này đã được Người viết trong bài “Phong trào cộng sản quốc tế” đăng trên Tạp chí La Reveu Communiste, số 15 tháng 5 - 1921. Người phân tích: “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu, chủ nghĩa Mác – Lênin sẽ cùng với chủ nghĩa yêu nước truyền thống ở Việt Nam tạo thành sức mạnh tổng hợp vừa mang tính dân tộc vừa mang tính thời đại. Sức mạnh đó sẽ đánh bại chủ nghĩa thực dân và phong kiến, xây dựng nước Việt Nam độc lập tiến thẳng lên chủ nghĩa xây dựng”.Và Người còn nêu rõ: Hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh… sẽ hình thành nên lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu… chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn. Thực tế lịch sử đã cho thấy điều đó.
2. Nước Trung Hoa sẽ trở thành nhà nước cộng sản và sẽ bắt tay với Liên Xô.
Cũng trong bài viết trên, Người viết: Sự thành lập chính quyền của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên ở phía Nam, đã hứa hẹn với chúng ta một nước Trung Hoa được tổ chức lại và vô sản hoá…, trong một tương lai gần đây, hai chị em - nước Trung Hoa mới và nước Nga công nhân - sẽ nắm tay nhau trong tình hữu nghị để tiến lên vì lợi ích của nền dân chủ và nhân đạo.Tiên đoán đó 20 năm sau thành hiện thực.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc tiến công của chủ nghĩa tư bản vào nước Nga Xôviết.
Tháng 3- 1924, trong Tập san Inprekorr số 18, Người viết: “Thế nào rồi cũng có ngày nước Nga cách mạng phải đọ sức với chủ nghĩa tư bản” và khuyến cáo thêm rằng: “Các đồng chí Nga cần phải biết rõ tất cả lực lượng và tất cả các mánh khoé trực tiếp hay gián tiếp của đối thủ của mình”.Năm 1941, 17 năm sau, lời tiên đoán đó đã trở thành hiện thực.
4. Chiến tranh sẽ nổ rõ ở Thái Bình Dương, thực dân Pháp sẽ khai thác xứ thuộc địa Đông Dương một cách tàn khốc hơn.Tháng 4 – 1924, cũng trong Tạp chí nêu trên, Người viết: Vì đã trở thành một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều hướng cả vào nhòm ngó, nên Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh có thể trở thành lò lửa của chiến tranh thế giới mới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh và đế quốc Pháp đã thảo một dự án khai thác thuộc địa để làm cho các thuộc địa đó cũng trở thành “có ích” cho chính quốc. Nếu dự án được thực hiện, thì nhất định là Đông Dương sẽ lâm vào tình trạng giảm sút dân số và bần cùng.Thực tiễn các nước Đông Dương và nước ta những năm 1940-1945 đã chứng minh lời tiên đoán của Hồ Chí Minh.
5. Hítle tấn công Liên Xô và sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Tháng 6-1940, khi phát xít Đức đã chiếm nước Pháp và một số nước châu Âu, Nhật chiếm Trân Châu cảng của Mỹ và hất cẳng Anh, Pháp ra khỏi các thuộc địa ở Thái Bình Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Ngày Hítle tấn công Liên bang Xôviết sẽ trở thành ngày bắt đầu diệt vong của chủ nghĩa phát xít Đức. Có thể nói một cách chắc chắn rằng chiến tranh đế quốc lần thứ nhất dẫn đến việc thành lập Liên bang Xôviết thì lần này chủ nghĩa phát xít sụp đổ sẽ dẫn đến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước khác.Lời tiên đoán đó 4 năm sau thành hiện thực.
(Theo Tạp chí Người đọc sách, Số 11+12/2005)
CÁC SỰ KIỆN VỀ CÁCH MẠNG NƯỚC TA
6. Năm 1945, nước Việt Nam độc lập.
Tháng 2 – 1942, trong bài thơ “Lịch sử nước ta” Hồ Chí Minh viết: “1945 Việt Nam độc lập”. 3 năm sau, tháng 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
7. Kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp bằng chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
Hồ Chí Minh đã tiên đoán rằng đế quốc Mỹ sẽ xâm lược Việt Nam. Ngày 12.4.1999, nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn báo chí “Bác Hồ nhà tiên tri”, Đại tướng cho biết: “Khi gặp tôi sau chiến thắng, Bác nói: chiến thắng Điện Biên Phủ đáng mừng, nhưng chú hãy nhớ, đây mới là bắt đầu - bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ta còn phải đánh Mỹ…”. 10 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Mỹ đã hùng hổ đem quân xâm lược Việt Nam.
8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi và thắng lợi vào khoảng năm 1975.
Trong Di chúc viết ngày 15.5.1965 có câu: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào có thể hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn… Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất”. Mấy năm nữa có nghĩa là trong vòng 10 năm trở lại, tức là nhiều lắm là 1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kể lại rằng: Trong bản thảo diễn văn nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 15 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2.9.1960, Bác viết: “Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam sẽ sum họp một nhà”.
9.Mỹ sẽ đem B52 đánh phá Hà Nội và sẽ chịu thua trên bầu trời Hà Nội.
Hồi ký của Thượng tướng Phùng Thế Tài, Nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam viết: vào năm 1967, Bác Hồ đã nói với ông: “Sớm muộn gì thì đế quốc Mỹ cũng đưa B52 ra đánh phá Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua”. Bác khẳng định “dứt khoát Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau thi thua trên bầu trời Hà Nội”.5 năm sau, năm 1972, ta thắng trận “Điện Biên Phủ trên không” và sau đó Mỹ mới chịu ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
10. Về tiến trình kết thúc chiến tranh ở Việt Nam là Mỹ cút rồi Nguỵ nhào.
Trong Thư chúc mừng năm mới – Xuân Kỷ Dậu (1969), Bác viết: “Vì độc lập vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Sự việc đã diễn ra đúng như vậy, vào năm 1973 (Mỹ cút) và năm 1975 (Nguỵ nhào), giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.
(Theo Tạp chí Người đọc sách, Số 1/2006)

Tìm kiếm Blog này