Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN – NGUYỄN ÁI QUỐC


THĂM MỘT CHIẾN SĨ QUỐC TẾ CỘNG SẢN –
NGUYỄN ÁI QUỐC


O. MANĐENXTAM

Tại Đông Dương, ảnh hưởng phong trào Găngđi như thế nào? Tiếng vang, làn sóng của phong trào đó có lan đến đấy chút nào không ? – Tôi hỏi Nguyễn Ái Quốc.

- Không. – Nguyễn Ái Quốc trả lời – Nhân dân An Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì; đêm tối, thực sự là đêm tối.
Nguyễn Ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp – tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn Ái Quốc nghe trầm trầm, lắng xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.
Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ “anh em”. Anh em của Nguyễn Ái Quốc ở đây là những người da đen, những người Ấn Độ, những người Xyri, những người Trung Quốc…
Nguyễn Ái Quốc đã có lần gửi thư tới nhà văn Rơnê Marăng, người da đen có quốc tịch Pháp, là tác giả cuốn tiểu thuyết Batuala và đã đặt một câu hỏi một cách thẳng thắn: “Ông Marăng, ông muốn hay không muốn giúp đỡ công cuộc giải phóng các nước anh em ở thuộc địa?”. Rơnê Marăng, người được Viện Hàn lâm Pháp quàng cho một vòng hoa danh dự, đã trả lời Nguyễn Ái Quốc một cách dè dặt và quanh co.
- Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam. Những gia đình như thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì. Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về “thế giới đại đông”. Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy. Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài. Thân phận người An Nam chỉ là thân phận người nông nô. Chúng tôi bị cấm, không phải chỉ là bị cấm đi du lịch ra nước ngoài mà cả đi trong nước cũng không được. Đường sắt được xây dựng với mục đích “chiến lược” riêng. Theo con mắt của bọn thực dân, chúng tôi chưa đủ trình độ để sử dụng loại đường này. Tôi lang thang ra bờ biển và tôi đã vượt biển ra nước ngoài. Năm ấy tôi 19 tuổi. Ở Pháp lúc đó đang có tổng tuyển cử. Bọn tư sản Pháp đã dùng những thủ đoạn bẩn thỉu nhất để bôi nhọ lẫn nhau.
Gương mặt Nguyễn Ái Quốc nhăn lại một cách khinh bỉ. Đôi mắt nặng nề, u ám bỗng bừng lên. Trong đôi mắt mở to, ứa lệ, anh nhìn về xa xăm:
- Khi bọn Pháp đến cướp nước tôi, những gia đình nền nếp, gia giáo đã bỏ chạy hết không cộng tác với chúng. Bọn vô lại quen thói xu nịnh đã chiếm hết nhà cửa và vườn ruộng, chúng trở nên những tên tư sản mới giàu sụ, và chúng có khả năng giáo dục con cái theo kiểu Pháp. Bên chúng tôi coi những người thanh niên đi học các trường dòng của bọn Pháp là bọn người bỏ đi, là những đồ cặn bã. Thế mà người ta đã trả tiền để làm việc đó. Và dù những kẻ học ở các trường đó có đần độn đến mức nào chúng cũng cố để được đi làm cảnh sát, làm sen đầm. Bọn cố đạo ở nước tôi chiếm tới một phần năm tổng số ruộng đất cả nước. Chỉ có những chủ đồn điền mới so sánh được với họ.
Thực dân Pháp là gì? Ồ, đó là những kẻ bất tài và thiển cận. Việc quan tâm đầu tiên của chúng là hình thành nhóm người thân thuộc. Sau đó, là chiếm đoạt và cướp bóc thế nào cho thật nhiều và thật nhanh. Mục đích của toàn bộ chính sách này là có được một ngôi nhà nhỏ, “ngôi nhà nhỏ của mình” ở Pháp.
- Thực dân Pháp đầu độc nhân dân chúng tôi. Chúng bắt mọi người phải uống rượu. Chúng tôi có phong tục lấy gạo ngon làm ra rượu uống, khi có bạn tới chơi hoặc khi có ngày giỗ tổ tiên. Bọn thực dân Pháp đã lấy gạo xấu, rẻ tiền nấu rượu. Không ai thèm mua của chúng. Khốn thay rượu làm ra lại quá nhiều. Sau đó, người ta hạ lệnh cho các viên tỉnh trưởng cứ theo đầu người mà bắt buộc phải đi mua thứ rượu không ai uống.
Tôi đã hình dung ra được một cách rất cụ thể bọn thực dân đang dùng rượu đầu độc như thế nào dân tộc An Nam đáng yêu, một dân tộc rất lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá. Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang toả ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị. Văn minh châu Âu trên đất nước ấy dùng lưỡi lê và rượu độc và che giấu tất cả những cái đó dưới tà áo dài đen của bọn cố đạo. Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai.
- Hiện nay, ở Pari, một nhóm các đồng chí từ các nước thuộc địa của Pháp, 5-6 người Nam Kỳ, Xuđăng, Mađagátxca, Haiti đang xuất bản tờ báo Le Paria để chống lại chính sách thuộc địa của Pháp. Đó là tờ báo nhỏ. Các cộng tác viên phải bỏ tiền túi ra để xuất bản, thay cho việc nhận tiền nhuận bút.
Cây gậy tre với lời hiệu triệu in trên báo đã bí mật đến khắp các làng mạc. Nó được chuyển từ vùng này sang vùng khác, và đã có sự đồng tình với nhau. Nhưng người An Nam đã phải trả giá đắt cho việc đó, đã có những án tử hình và hàng trăm người đã bị mất đầu.
- Người dân An Nam không có linh mục, không có tôn giáo, theo cách nghĩ của châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội. Chúng tôi không có những người tư tế nào. Những người già trong gia đình hay các già bản là người thực hiện những nghi lễ tưởng niệm. Chúng tôi không biết uy tín của người thầy cúng, của linh mục là gì.
- Vâng, thật thú vị là chính quyền Pháp đã dạy cho những người nông dân chúng tôi biết những từ “bônsêvích” và “Lênin”. Chúng lùng bắt những người cộng sản trong dân chúng, trong khi chẳng có người cộng sản nào, hoàn toàn không có ngay cả trong ý niệm, và như vậy chính chúng đã tuyên truyền cho chủ nghĩa bônsêvích và Lênin.
Dân An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp. Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới.
Trên bàn có một tập bản thảo, một bản báo cáo công tác rõ ràng, mang phong cách truyền tin của phóng viên. Anh đang tưởng tượng đến đề tài: Đại hội Quốc tế Cộng sản năm 1947. Anh như đang nhìn thấy, nghe thấy diễn biến của hội nghị, mà ở đó anh sẽ điều khiển chương trình nghị sự.
Lúc chia tay, Nguyễn Ái Quốc như nhớ điều gì.
- Vâng, chúng tôi còn có một cuộc “nổi dậy” nữa do vua An Nam trẻ tuổi Duy Tân phát động, chống lại việc đưa những người nông dân của chúng tôi đến chiến trường của Pháp. Vua Duy Tân đã chạy, bây giờ ông ấy đang sống lưu vong. Hãy kể về ông ấy nữa.

Báo Ogoniok (Liên Xô),
số 39, ngày 23-12-1923

(Hồ Chí Minh toàn tập; tập 1; Nxb Chính trị Quốc gia; năm 2000; trang 475)

Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxây


Bản yêu sách của nhân dân An Nam
gửi Hội nghị Vécx
ây


Tháng 6 năm 1919, nghe tin các đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp ở Vécxây cách thủ đô Pari 14 km, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản ”Yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Vécxây.

Nhà yêu nước họ Phan trịnh trọng nói:
- Bảy điều yêu sách mà anh Thành nêu ra, theo tôi thật là xác đáng và đúng như bọn mình thường trao đổi với nhau. Chú Trường xem có nên thêm điều gì không?
- Tôi thấy thế là tốt… Thử xem còn vấn đề gì về quyền của nhân dân ta cần đòi…- Văn Trường nói và gõ nhẹ vào trán mình theo thói quen của ông khi cần suy tính một điều gì.
- Thưa hai bác – Tất Thành lên tiếng – Hôm trước cháu phác thảo ra 7 điều yêu sách đưa hai bác xem, nhưng đêm hôm qua cháu mới nảy thêm một ý. Cháu thấy rằng ở Đông Dương, bọn quan lại chỉ dựa vào các sắc lệnh của tên toàn quyền để cai trị dân ta mà không hề có luật. Cháu muốn đưa thêm một điều yêu sách nữa: “Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp”.
- Đúng! Đúng. Luật sư họ Phan sôi nổi hưởng ứng. Muốn cho dân ta có tự do thì phải đòi họ cai trị theo luật pháp!
Tôi cũng tán đồng! Phan Châu Trinh nói như kết luận buổi gặp mặt. Bây giờ ta làm thế nào để chuyển bản Yêu sách tới Hội nghị Vécxây đây?
Tất Thành:
- Thưa bác, cháu nghĩ rằng phải nhờ bác Phan Văn Trường viết ngay ra bằng tiếng Pháp thì mới kịp.
Hai ngày sau, Nguyễn Tất Thành đã ngồi bên luật sư Phan Văn Trường, trước bản ”Yêu sách của nhân dân An Nam” vừa thảo xong bằng tiếng Pháp.
- Chúng ta sẽ đứng tên dưới bản yêu sách này như thế nào đây? Bác đứng tên nhé. Nguyễn Tất Thành nêu ý kiến.
- Không! Phan Văn Trường đáp – bản Yêu sách này tuy là tôi chấp bút viết ra bằng tiếng Pháp. Nhưng tôi phải viết chỉ vì anh chưa thông thạo Pháp văn mà thôi, chứ sáng kiến lớn lao này là của anh, và hầu hết ý kiến nêu ra trong bản Yêu sách cũng là của anh.
- Thưa bác, sáng kiến của cháu cũng chỉ là phản ánh nguyện vọng chung của những người yêu nước chứ có phải của riêng cháu đâu. Bác là một nhân vật có danh tiếng, bà con Việt kiều trên đất Pháp đều biết bác là một luật sư yêu nước dám bênh vực công lý, che chở cho bà con. Bác đứng tên cho bản yêu sách này thì giá trị của nó càng cao, ảnh hưởng của nó càng rộng.

- Không! Không thể được! Tôi tuy có chút danh vọng hơn anh ngày nay, nhưng cái tâm, cái chí của anh còn lớn hơn tôi nhiều. Vả lại về nguyên tắc, người trí thức không được phép lấy công người khác làm công của mình: “Cái gì của Xêda thì phải trả lại cho Xêda”.

Đó mới là lẽ phải. Chẳng những tôi không thể đứng tên, mà bác Hy Mã Phan Châu Trinh cũng không nên đứng tên.

Cuộc trao đổi giữa hai nhà yêu nước đi tới kết luận: dùng một cái tên gì tiêu biểu cho nguyện vọng chung của nhân dân, nhưng phải là tên một cá nhân thì tính chất pháp nhân của văn bản mới có giá trị. Cuối cùng anh Nguyễn quyết định tự mình đứng mũi chịu sào với cái tên chung cho tấm lòng của mọi người. Anh ký:

Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam
NGUYỄN ÁI QUỐC

Ngay buổi chiều hôm ấy, sau khi bản Yêu sách được gửi đi, anh Nguyễn rời khỏi nhà số 6 đường Vila đê Gôbơlanh, nơi anh vẫn ở với luật sư Phan Văn Trường. Anh sống bí mật, đề phòng sự truy lùng ráo riết của bọn mật thám Bộ Thuộc địa Pháp.

Vào buổi sáng sớm có người đến bấm chuông căn nhà số 6 phố Đôbinhi. Đây là nhà của Giuyn Cămbông, đại sứ cũ của Pháp ở Đức, hiện là thành viên của đoàn đại biểu Pháp đi dự Hội nghị Vécxây. Giơnơvievơ Tabui, cô cháu gái trẻ của Cămbông ra mở cửa. Sau này cô là một nhà báo nổi tiếng, nhưng lúc bấy giờ cô là thư ký của cậu cô. Người bấm chuông là một thanh niên châu Á, mảnh khảnh, có khuôn mặt cởi mở, dễ mến, đôi mắt to, sáng long lanh. Anh lịch sự chào cô và nói bằng thứ tiếng Pháp không sõi:

- Tôi muốn trao cho ngài đại sứ Cămbông một văn kiện.

Giơnơvievơ mời khách đến sớm vào nhà rồi ra hiệu cho khách ngồi xuống cạnh chiếc bàn dài chạm trổ theo kiểu đế chế. Chiếc bàn này hiện nay vẫn kê trong phòng khách gia đình Tabui. Cô gái hỏi người thanh niên là ai?

- Thưa cô, tôi là Nguyễn Ái Quốc, tôi muốn gặp ngài Cămbông.

Chàng thanh niên lấy ra một cuốn giấy buộc bằng dây mảnh. Anh mở ra và trao cho cô gái.

- Tôi đến đây để trao cho ngài đại sứ “bản trần tình” của nhân dân Đông Dương.

Có thể thấy ngay là những tờ giấy trong cuộn giấy viết bằng một thứ chữ rất đẹp. Tờ đầu tiên là bức thư gửi cho chủ nhà:

”Thưa ngài đại sứ Cămbông, đại điện toàn quyền của nước Pháp tại Hội nghị Vécxây. Tôi là người đại diện cho nhân dân Đông Dương. Chúng tôi là một dân tộc chậm phát triển, chúng tôi đã được biết thế nào là nền văn minh của nước Ngài …”.

Tài liệu mà người thanh niên châu Á mang đến có tên là “Bản Yêu cách của nhân dân An Nam”. Bản Yêu sách viết:

“Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông – Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:

1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5 Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7 Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của nguời bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

Vài ngày sau, các đoàn đại biểu khác tham gia Hội nghị và nhiều nghị sĩ Pháp cũng nhận được bản yêu sách tương tự như vậy. Kèm theo bản yêu sách có bức thư ngắn:

“Thưa ngài! Nhân dịp chiến thắng của Đồng minh, chúng tôi xin mạn phép gửi để Ngài kèm theo đây bản ghi những yêu sách của nhân dân An Nam. Tin tưởng ở sự độ lượng cao cả của Ngài, chúng tôi mong Ngài ủng hộ bản yêu sách này trước những người có thẩm quyền.
Thay mặt nhóm những người An Nam yêu nước: Nguyễn Ái Quốc”.

Người ta nhiều lần bắt gặp người thanh niên Việt Nam kiên trì này với tập giấy tờ cặp dưới nách tại các hành lang ồn ào, mù mịt khói thuốc của các ban biên tập báo ở Pari, trong các gian phòng chật chội do các công đoàn và đảng Xã hội thuê để tổ chức các cuộc họp và mít tinh.

Lui Ácnu, Trưởng ban Đông Dương của Sở Mật thám Pháp, sau này là Chánh mật thám Pháp ở Đông Dương, nhún vai khi nghe báo cáo về hành động của một người nào đó tên là Nguyễn Ái Quốc và về nội dung một ”tài 1iệu chống Pháp” đang được người đó phân phát khắp nơi. Do nghề nghiệp đòi hỏi, Ácnu hầu như biết rất rõ mọi người An Nam khả nghi sống ở Pari, được báo cáo tỉ mỉ về bước đi của “những kẻ chủ mưu gây bất an” từ Đông Dương sang. Một trong những người đó là Phan Châu Trinh, mở một hiệu ảnh và thực tế đã ngừng hoạt động chính trị. Vả lại, hành động “khiêu khích” như vậy vốn không phải là Phan Châu Trinh, vì ông lúc nào cũng có thái độ kính nể nước Pháp. Một người khác là luật sư Phan Văn Trường, cũng sống ở Pari, được coi là nhà mácxít, nhưng chỉ là người dịch sách báo chính trị ra tiếng Việt và không bao giờ tham gia làm những việc như vậy. Chỉ còn một người duy nhất trong số những nhân vật quen biết cũ của Sở Mật thám dám cả gan làm việc này là Phan Bội Châu. Nhưng Ácnu biết chắc chắn Phan Bội Châu đang ở một nơi nào đó tại miền Nam Trung Quốc, hơn nữa, mới đây ông ta có cho đăng một bài báo, lời lẽ rất ôn hoà có lợi cho chủ trương hợp tác Pháp – Việt.

Vào lúc đó, cả Ácnu – kẻ có con mắt cú vọ, nhòm ngó khắp nơi, thậm chí cả những người bạn gần gũi của người yêu nước trẻ tuổi đã cả gan cất lên tiếng nói bảo vệ nhân dân bị áp bức của mình ngay giữa trái tim của bọn đế quốc Pháp cũng không biết được và cũng không thể ngờ rằng, Nguyễn Ái Quốc – tác giả bản Yêu sách, anh Văn Ba – người phụ bếp trên tàu biển, cậu bé ham hiểu biết Nguyễn Tất Thành – người con trai quan Phó bảng duy nhất ở làng Sen, cũng chỉ là một người mà thôi.

(Trích trong Kể chuyện Bác Hồ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006)

Bản Yêu sách của Nhân dân An Nam (1919)


Yêu sách của Nhân dân An Nam (1919)


Từ ngày Đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ.
Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông – Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận ;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam, của những người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hoà, nên được coi là những người bảo hộ cho nhân dân An Nam. Khi nhân dân An Nam nhắc đến sự “bảo hộ” của nhân dân Pháp, thì không lấy thế làm hổ nhục chút nào mà trái lại còn lấy làm vinh dự: vì nhân dân An Nam biết rằng nhân dân Pháp đại biểu cho tự do và công lý, và không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của mình là tình bác ái toàn thế giới. Vì thế, nghe theo tiếng nói của những người bị áp bức, là nhân dân Pháp sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình đối với nước Pháp và đối với Nhân loại.
Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam
NGUYỄN ÁI QUỐC
Tài liệu tiếng Pháp, bản chụp
lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
Hình ảnh bản yêu sách bằng tiếng pháp. Ảnh: Sưu tầm

THƯ GỬI TỔNG THỐNG MỸ

Pari, ngày 18-6-1919
Kính gửi Ngài Tổng thống Cộng hoà Hợp chủng quốc,
Đại biểu ở Hội nghị Hoà bình.
Thưa Ngài,
Nhân dịp chiến thắng của Đồng minh, chúng tôi xin mạn phép gửi đến Ngài, kèm theo đây bản ghi các yêu sách của nhân dân An Nam.
Tin tưởng ở độ lượng cao cả của Ngài, chúng tôi mong Ngài ủng hộ trước những người có thẩm quyền.
Xin Ngài vui lòng nhận sự biểu thị lòng kính trọng sâu sắc của chúng tôi.

Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam
NGUYỄN ÁI QUỐC
56, phố Mơxiơ Lơ Pranhxơ, Pari
Thư đánh máy, tiếng Pháp,
bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

VIỆT NAM YÊU CẦU CA

“Rằng nay gặp hội Giao hoà,
Muôn dân hèn yếu gần xa vui tình.
Cậy rằng các nước Đồng minh,
Đem gương công lý giết hình dã man.
Mấy phen công bố rõ ràng,
Dân nào rồi cũng được trang bình quyền.
Việt Nam xưa cũng oai thiêng,
Mà nay đứng dưới thuộc quyền Lang Sa.
Lòng thành tỏ nỗi sút sa,
Giám xin đại quốc soi qua chút nào.
Một xin tha kẻ đồng bào,
Vì chưng chính trị mắc vào tù giam.
Hai xin phép luật sửa sang,
Người Tây người Việt hai phương cùng đồng.
Những toà đặc biệt bất công,
Giám xin bỏ dứt rộng dung dân lành.
Ba xin rộng phép học hành,
Mở mang kỹ nghệ, lập thành công thương.
Bốn xin được phép hội hàng,
Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do.
Sáu xin được phép lịch du,
Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình
Bảy xin hiến pháp ban hành,
Trăm đều phải có thần linh pháp quyền
Tám xin được cử nghị viên,
Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân.

Tám điều cạn tỏ xa gần,
Chứng nhờ vạn quốc công dân xét tình.
Riêng nhờ dân Pháp công bình,
Đem lòng đoái lại của mình trong tay.
Pháp dân nức tiếng xưa nay,
Đồng bào, bác ái sánh tầy không ai!
Nỡ nào ngảnh mặt ngơ tai,
Để cho mấy ức triệu người bơ vơ.
Dân Nam một dạ ước mơ,
Lâu nay từng núp bóng cờ tự do.
Rộng xin dân Pháp xét cho,
Trong phò tiếng nước, sau phò lẽ công.
Dịch mấy chữ quốc âm bày tỏ.
Để đồng bào lớn nhỏ được hay.
Hoà bình may gặp hội này,
Tôn sùng công lý, đoạ đày dã man.
Nay gặp hội khải hoàn hỉ hả,
Tiếng vui mừng khắp cả đồng – dân.
Tây vui chắc đã mười phần,
Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi.
Hẵng mở mắt mà soi cho rõ.
Nào Ai Lan, Ấn Độ, Cao Ly,
Xưa, hèn phải bước suy vi,
Nay, gần độc lập cũng vì dân khôn
Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt
Thế cuộc này phải biết mà lo.
Đồng bào, bình đẳng, tự do,
Xét mình rồi lại đem so mấy người.
Ngổn ngang lời vắn ý dài,
Anh em đã thấu lòng này cho chưa.
NGUYỄN ÁI QUỐC
Tài liệu viết tay, tiếng Việt,
bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

Bác Hồ và người gánh nước đêm giao thừa


Bác Hồ và người gánh nước đêm giao thừa


BÙI DŨNG
Tuần Việt Nam


“Một Đảng cầm quyền mà để người dân mình nghèo hết còn chỗ để nghèo thì đó là lỗi của Đảng với nhân dân…” – điều Bác Hồ nói vào mùa Xuân cách đây 45 năm đến nay còn thấm thía.

Chuyện suy tư đêm 30

Trước thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ của 45 năm về trước, khi nhà nhà sum họp, quây tụ, Bác “vi hành”.
Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, nguyên là cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: Đúng 11 giờ đêm giao thừa, bác mặc áo bông, quần vải gụ, đi dép cao su, đội mũ len đen và quấn khăn chòng cổ, tìm đến nhà “một gia đình nghèo nhất Hà Nội” như người cận vệ của bác báo về. Đó là nhà chị Nguyễn Thị Tín, góa chồng, ngoài 40 tuổi, đêm trừ tịch vẫn phải đi gánh nước thuê nuôi các con.
Đến nay, sau gần nửa thế kỷ, liệu đất nước chúng ta đã hết những cảnh nghèo khổ, cơ cực như chị Tín?
Tết năm ấy Bác Hồ buồn. Trước những người hàng phố quanh nhà cô Tín ở, Bác đã hỏi: “Tại sao cả một khu phố như vậy mà không thấy ai quan tâm đến một gia đình như cô Tín? Chúng ta đã quá quan liêu để không biết những câu chuyện như vậy ở ngay thủ đô nước mình”.
Nếu bây giờ Bác Hồ hoặc bất kỳ ai hay tin về những vụ bạo hành trong các khu dân cư âm ỉ hàng chục năm – biểu hiện của sự thờ ơ, vô cảm – chắc chắn là Bác sẽ buồn biết bao nhiêu? Mong rằng, mỗi lần nhớ đến Bác với những câu chuyện như thế này, bệnh quan liêu sẽ được thuyên giảm. Nên chăng, cuối năm, chúng ta nên lắng lại để nhìn lại mình và nhớ tới những người sống quanh mình, để trái tim cởi mở hơn, ấm áp hơn.
Lúc ấy, Người đã nói về tinh thần “lá lành đùm lá rách” mà chúng ta vẫn luôn cho rằng đó là truyền thống quý báu của mình. Trước hết là trách nhiệm của khu phố, và như Bác nói “điều lớn nhất vẫn là trách nhiệm của Chính phủ”.
Ngày ấy Bác Hồ đã đích thân nhờ cảnh vệ đi tìm một gia đình nghèo thực sự để chúc Tết, vì thế, sau nhiều ngày, người thân cận bên Bác mới có thể tìm đến đúng nhà cô Tín. Và như Bác nói là “đu đúng người thật, việc thật”.
Bác còn nói một chữ “nếu”: “Nếu mà mình báo trước với thành phố, hỏi nhà nào nghèo nhất thì chắc chắn không phải nhà cô Tín rồi…”.
Điều ấy khiến ta giật mình vì đến nay những chuyện viếng thăm đầy tính hình thức, thiếu tính thực tâm đâu đã mất đi?

Gương soi mỗi độ Xuân về

Giở những trang báo Xuân, năm nào cũng vậy, luôn gặp những câu chuyện về Bác. Đó là điều rất đỗi tự nhiên và dễ hiểu, không cần phải đợi đến những đợt vận động hay thi đua nào để thấm thía những lời nói và hành động vì nước, vì dân của Người. Bản thân những câu chuyện thật, việc thật – dù chỉ bình dị thôi – nhưng luôn có sức lan truyền.
Câu chuyện này gieo cho chúng ta một mong ước trước thềm Xuân rằng: Mỗi “người trong một nước” rung động với nhau nhiều hơn, Chính phủ và các cấp chính quyền đến gần dân hơn – để không còn những cảnh nghèo như gia đình chị Nguyễn Thị Tín – thì nước mới mạnh.

Hà Nội, 29 Tết Mậu Tý

Nghị quyết của UNESCO về Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1987)

Nghị quyết của UNESCO về Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1987)
Ghi chép của  Đại Hội Đồng
Kỳ họp thứ 24, Paris,
20 Tháng Mười đến 20 Tháng Mười Một 1987
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO

Nghị quyết 18.65 được thông qua bởi Đại Hội Đồng tại kì họp lần thứ 24.
18.65 Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại Hội Đồng
Căn cứ Việc tổ chức lễ kỉ niệm quốc tế của những danh nhân có văn hóa và trí tuệ kiệt xuất góp phần thực hiện mục tiêu của UNESCO và sự hiểu biết chung toàn thế giới,
Căn cứ Nghị quyết 4.351 kì họp thứ 18 của Đại Hội Đồng liên quan tới các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của những nhân cách lớn và sự kiện để lại dấu ấn trên sự phát triển của loài người.
Chú ý rằng: năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và Danh nhân văn hóa thế giới (note: có thể dịch là ‘nhà văn hoá lớn’ hoặc ‘nhà văn hoá kiệt xuất’)
Xem xét đến: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ,
Xem xét đến: Những đóng góp quan trọng và nhiều chiều của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam trải dài mấy nghìn năm lịch sử, và Tư tưởng của Hồ Chí Minh tiêu biểu cho nguyện vọng của các dân tộc khẳng định nền văn hóa thống nhất của họ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau,
1.Khuyến nghị các nước thành viên tham gia vào các hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức các sự kiện khác nhau tỏ lòng kính trọng tới Chủ tịch, để tuyên truyền rộng rãi những hiểu biết về sự vĩ đại của những tư tưởng và những việc Hồ Chí Minh đã làm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
2.Đề nghị Tổng giám đốc UNESCO có những bước làm thích hợp để tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ thêm cho các hoạt động kỉ niệm nhân dịp này, đặc biệt là các hoạt động diễn ra ở Việt Nam.
(Bản dịch của website thehehochiminh.net)
Optical Character Recognition (OCR) document. WARNING!
Spelling errors might subsist. In order to access
to the original document in image form, click on “Original” button on 1st page.
Records of the General Conference
Twenty-fourth Session Paris, 20 October to 20 November 1987
18.65 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh
Page.134
18.65 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh
The General Conference,
Considering that the international celebration of the anniversaries of eminent intellectual and cultural personalities contributes to the realization of Unesco’s objectives and to international understanding,
Recalling 18 C/Resolution 4.351 concerning the commemoration of the anni–versaries of great personalities and events which have left an imprint on the development of humanity,
Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture,
Considering that President Ho Chi Minh, an outstanding symbol of national affirmation, devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of
peoples for peace, national independence, democracy and social progress,
Considering that the important and many-sided contribution of Chi Minh in the fields of culture, education and the lizes the cultural tradition of the Vietnamese stretches back several thousand years, and that his
President Ho arts crystal–people which ideals embody the aspirations of peoples in the affirmation of their cultural identity and the promotion of mutual understanding,
1. Recommends to Member States that they join in the commemoration of the centenary of the birth of President Ho Chi Minh by organizing various events as a tribute to his memory, in order to spread
knowledge of the greatness of his ideals and of his work for national liberation;
2. Requests the Director–General of Unesco to take appropriate steps to celebrate the centenary of the birth of President Ho Chi Minh and to lend his support to commemorative activities organized on that occasion, in particular those taking place in Viet Nam.

http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ M.AT-MÉT (MODAGAT AHMED), GIÁM ĐỐC UNESCO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG, ĐẠI DIỆN ĐẶC BIỆT CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO TẠI HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


BÀI PHÁT BIỂU CỦA TIẾN SĨ M.AT-MÉT (MODAGAT AHMED), GIÁM ĐỐC 
UNESCO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG, ĐẠI DIỆN ĐẶC BIỆT 
CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO TẠI HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 100 NĂM
NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


 Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, Người còn là danh nhân văn hóa tiêu biểu của thế giới. Năm 1987, Tổ chức Văn hóa - Giáo dục - Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra nghị quyết tôn vinh Người.


Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bài phát biểu của Tiến sỹ ÁC-MÉT (MODAGAT AHMED), giám đốc UNESCO khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng Giám đốc UNESCO tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây thật sự là một niềm vinh dự cho tôi được phát biểu trước các nhà tri thức và thông thái cao quý tụ tập ở đây ngày hôm nay để kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, người chiến sỹ dũng cảm đã giải phóng dân tộc mình khỏi một thế kỷ đô hộ thực dân, bằng sự lãnh đạo khôn khéo và quyết tâm vững chắc. Người là một trong những động lực đầu tiên của phong trào chống thực dân thời kỳ sau Đại chiến thế giới thứ hai ở châu Á, và là một trong những lãnh tụ có ảnh hưởng nhiều nhất của các dân tộc ở thế kỷ 20. Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào  năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng. Những tình cảm này được thể hiện rõ rệt trong Nghị quyết của Đại hội đồng với sự nhấn mạnh rằng: tư tưởng của Người chứa đựng nguyện vọng của nhân dân muốn khẳng định nền văn hoá riêng của mình và xúc tiến sự hiểu biết lẫn nhau. Nghị quyết này cũng yêu cầu Tổng giám đốc UNESCO giúp đỡ cho các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt ở Việt Nam.
Tên gọi cuộc Hội thảo khoa học là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn” nhằm nêu bật nhiều mặt của nhân cách con người vĩ đại này. DO đó, tôi thấy sẽ không khiêm tốn nếu bàn về cuộc đời và các thành tựu của Người khi bao nhiêu diễn giả nổi tiếng có mặt tại đây và là những người mà tôi tin chắc sẽ góp phần quan trọng là điều sẽ rất đáng ca ngợi và làm phong phú kinh nghiệm cho mọi người.
Đây là một thành tựu không nhỏ đối với Người, con mọt nhà nho của một nước nghèo. Người trỏ thành nhà lãnh đạo không thể chối cãi của nhân dân Việt Nam và riêng mình đã phải chịu đựng những khó khăn khủng khiếp suốt trên ba thập kỷ. Nếu ta nhìn về thời niên thiếu của Người, chúng ta thấy một con người đang lo tìm một nơi cắm neo. Người không thể hoàn tất việc học tập của ình và sau đó đã trở thành một thấy giáo. Người vào học một trường kỹ thuật. Trong vài năm trời, Người trở thành một thuỷ thủ đi hết hải cảng này đến hải cảng khác. Giữa chiến tranh thế giới thứ nhất, ta lần lượt gặp Người là người coi vườn, quét tuyết, hầu bàn, rửa ảnh và thợ đốt lò. Dĩ nhiên Người cảm thấy không thanh thản và lo tìm một ý nghĩa cho cuộc sống của mình.
Chính ở Pháp giữa 1917 và 1923, Người đã trở thành một nhà XHCN tích cực và chính vào lúc này, ta thấy bản chất thực sự của Người bùng nổ. Năm 1920 được cổ vũ bởi thành công của cách mạng cộng sản Nga, Người đứng về phía những người cộng sản Pháp khi họ rút khỏi Đảng Xã hội. Đây là một bước ngoặt lớn và về sau dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930. Người tích cực xây dựng lực lượng của phong trào yêu nước ở Việt Nam và bắt tay với đồng minh chống Nhật. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, cuộc tổng khởi nghĩa đã nổ ra trong cả nước. Ngày 2-9-1945, trước một cuộc mittinh lớn ở quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch tuyên bố Việt Nam độc lập, Người nói:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thê xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”*. Nhưng Người đã không được nghỉ ngơi. Thế nhưng Người không bỏ cuộc, Người khôn khéo kết hợp chiến thuật với ngoại giao, kiên trì thương lượng, bởi vì Người biết rằng thời gian thuộc về phía mình. Quan điểm sáng suốt và khả năng làm chủ sự kiện giúp Người đạt được mục tiêu của mình. Lòng yêu nước của Người được phát huy cùng với sự hiểu biết sâu sắc về khoa học chính trị và quân sự, về lịch sử và văn hoá và trên tất cả Người hết lòng yêu mến nhân dân. Trong khi chiến đấu cả đời mình chống lại ách thống trị thực dân, Người vẫn là một nhà văn chân chính trong tư tưởng và hành động.
Bây giờ cho phép tôi đề cập đến một phương diện khác về con người Hồ Chủ tịch, đó là một nhà văn hoá lớn. Việt Nam là một nước tương đối đồng nhất về mặt xã hội, xét theo quan điểm dân tộc thì vào khoảng 85% toàn bộ nhân dân cuàng có chung một nền văn hoá Việt Nam chủ đạo. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhiều nhóm thiểu số tôn giáo cùng với các nhóm thiểu số dân tộc thật sự tạo ra nhiều khó khăn tỏng việc hình thành một xã hội liên kết. Tuy vậy, Hồ Chí Minh đã thành công trong việc liên kế nhiều sắc thái văn hoá vào một nền văn hoá Việt Nam duy nhất. Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hoá khác nhau. Người đã hoàn thành được nhiệm vụ này, và trong việc làm và lời nói của Người, ta có thể nhìn thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ sĩ dân ca, những người đem lại nguồn cảm xúc cho nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam. Cuộc đời của Người mang ảnh hưởng của những giá trị truyền thống dân tộc, có những đóng góp vào việc tạo nên một nền văn hoá Việt Nam hiện đại.
Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một người trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này. Tôi hy vọng cuộc hội thảo này sẽ làm sáng tỏ thêm cuộc đời và thành tích của Hồ Chí Minh. Đó là một đóng góp có ý nghĩa nhất vào việc tưởng niệm nhân vật vĩ đại.
(Trích từ sách “Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh – trích tham luận của các đại biểu quốc tế”, UNESCO và Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb KHXH, 1990)

Hồ Chí Minh - Sự tiếp biến văn hóa



Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một phần văn hoá Pháp tràn vào Việt Nam theo gót chân của những kẻ đi xâm lược đội lốt chiều bài với những từ ngữ mỹ miều là “sự khai hoá văn minh”. Trong thử thách của sự phát triển, cái linh đơn văn hoá Việt Nam vẫn còn, nhưng có nguy cơ dần mất đi cái vẻ huyền diệu đắc dụng của nó và có nguy cơ bị mai một, bị lai căng.
Văn hoá Pháp vào Việt Nam một cách xô bồ, có tốt và gây ra cũng không ít điều xấu. Điều tốt thì đó là những công trình mà Pháp dựng nên trên đất Việt Nam để phục vụ cho sự cai trị. Đó là những nhà cửa, đường sá, cầu cống, là kỹ nghệ…Đó là những trường học, tuy còn ít ỏi, nhưng là trường tây, theo văn hoá tây. Đó là cuộc sống có phần văn minh của phương Tây mà đến đầu thế kỷ XX, các nhà trí thức khai sáng của Việt Nam trong đó có Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, v.v. bắt đầu áp dụng và mở cuộc vận động duy tân khá lớn và thành công không nhỏ. Chữ Hán được thay bằng quốc ngữ. Những cái đầu quấn tóc búi tó, những quần ống sớ, guốc mộc…đã nhường chỗ khá nhiều cho tóc ngắn, cho bộ đồ Âu complê thắt caravát, cho giầy đen, cho nhảy đầm, uống cà phê, hút thuốc lá thơm, cho lối sống văn minh bài trừ mê tín dị đoan, v.v. Một văn hoá ngoại lai cuốn vào chốn thuộc địa mà thuộc địa này vẫn đậm cốt cách phong kiến trong từng hang cùng ngõ hẻm. Và đương nhiên nó cũng sinh ra nhiều cái xấu, bởi không thể khác được do nó đi sau gót thực dân, mang theo cả những cặn bã ở “chính quốc” sang Việt Nam, nó khuyếch đại và nhân lên và phổ vào những cái cổ hủ xưa của phong kiến.
Hồ Chí Minh sống trong cái khung thời gian mà sự biến thiên về văn hoá của Việt Nam có những giai đoạn mạnh mẽ nhất. Riêng về giáo dục thôi thì cũng thấy đầu thế kỷ XX, Việt Nam có xen lẫn vào ba nền giáo dục: nền giáo dục Hán học đã lỗi thời nhưng vẫn còn đất sống; nền giáo dục Tây học mang nặng lối thực dân nô dịch, chỉ dành cho một số người; nền giáo dục quốc ngữ tuy còn èo ọt nhưng đang lên. Ba nền giáo dục này giao thoa nhau. Ở trong con người Hồ Chí Minh, và nhiều người khác cùng thời, có cả ba sắc thái biểu hiện của ba nền giáo dục ấy, tuy mỗi người biểu hiện đậm nhạt khác nhau. Hồ Chí Minh đóng góp phần lớn vào sự chuyển biến tích cực cho sự biến thiên đó của văn hoá Việt Nam.
Nếu đứng về địa lý mà xét thì Việt Nam là một quốc gia-dân tộc nằm trong luồng giao lưu tự nhiên, ồ ạt về văn hoá của thế giới. Trong luồng giao lưu ấy, Việt Nam là một quốc gia có đồng thời cả hai chiều thuận-nghịch trong quá trình biến đổi về văn hoá.
Chiều thứ nhất, chiều thuận, biểu hiện ở chỗ, Việt Nam là một quốc gia-dân tộc có nhiều sự biến đổi khá nhanh chóng. Chẳng hạn, đó là quá trình thích ứng, tiếp thu tương đối nhanh những mặt tốt của các luồng tư tưởng thế giới, đặc biệt là của phương Đông, vào Việt Nam khá sớm. Khi vào Việt Nam, chúng được sàng lọc một cách tự nhiên qua lăng kính của giới cầm quyền và của nhân dân. Chúng được biến thiên qua cách nhìn của quan lại, của nhân dân trong cuộc sống. Điển hình là Tống Nho vào Việt Nam thích ứng với nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh của triều Lý, Trần, Lê. Đã sản sinh ra các nhà nho tiến bộ hẳn so với chính thống. Còn đạo Phật khi vào Việt Nam cũng đã trầm qua cái tâm của cư dân người Việt, vùng văn minh lúa nước, nó phát triển cực thịnh vào thời Lý, Trần.
Một quốc gia Đại Việt (tôi xin được gọi chung cho các triều đại phong kiến Việt Nam) luôn được mở mang bờ cõi xuống phía nam, cương vực của nó đến cuối thế kỷ XVIII về cơ bản được như hiện nay. Và văn hoá, theo chiều rộng của cương vực, cũng do đấy mà được phong phú thêm, đa dạng thêm. Đất nước Việt Nam đã bắt đầu chuyển dịch ý thức hệ đầu thế kỷ XX, trong đó có việc chuyển sang hệ tư tưởng Mác – Lênin. Tôi muốn nhấn mạnh điều này là ở chỗ, Việt Nam là nước thuộc địa, phong kiến, cho nên sự chuyển dịch này không dễ dàng, nó đòi hỏi chuyển cả các thế hệ con người, khi các giai cấp, tầng lớp trong xã hội phân hoá một cách chưa thực sự mạnh và khi nhà cầm quyền thực dân-phong kiến tìm mọi cách ngăn cản.
Chiều thứ hai, chiều nghịch, biểu hiện ở chỗ, Việt Nam là một quốc gia-dân tộc trong lịch sử trung đại và cận-hiện đại ít có biến đổi hoặc biến đổi chậm so với luồng chảy chung của trên thế giới. Chế độ phong kiến ngự trị hàng nghìn năm. Nó như giấc ngủ dài. Phong kiến Trung Hoa đã ngủ quên lâu, nhưng phong kiến Việt Nam còn ngủ kỹ hơn, mặc cho sự biến chuyển trên thế giới đã mạnh mẽ bắt đầu từ thế kỷ XVI. Khi nước Pháp làm cuộc Đại Cách mạng tư sản nổi tiếng vào năm 1789 phá ngục Bastille, tiến công vào dinh luỹ của chế độ phong kiến để mở đường phát triển sau những đêm dài trung cổ thì ở Việt Nam, Quang Trung Nguyễn Huệ của đất Tây Sơn mới đánh đổ quân xâm lược Thanh để xây đại nghiệp. Mà đại nghiệp của quân Tây Sơn lại là vẫn tiếp nối một triều đại phong kiến mới, chứ không phải là chế độ mới, một phương thức sản xuất mới. Chênh nhau hàng thế kỷ. Việt Nam lúc này chưa chủ động hoặc chưa đủ điều kiện mở cánh cửa ọp ẹp để đi ra thế giới hoặc là để thế giới đi vào Việt Nam.
Trong lúc Việt Nam đang guồng chân để tiến nhanh hơn thì thế giới đã bỏ khá xa chúng ta. Nguy cơ Việt Nam bị tụt hậu xa hơn về phát triển kinh tế so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, nếu xét nguy cơ là cái điều có khả năng đến, thì nó không còn là nguy cơ nữa mà là sự thực rồi. Khoa học và công nghệ thường là kỵ với nền nông nghiệp phong kiến cổ truyền. Nông dân – nông nghiệp – nông thôn, phương thức sản xuất châu Á…vẫn là nơi ít nhúc nhích nhất ở Việt Nam, nơi làm ra cái ăn nhưng bi kịch chính là ở đó: xã hội phải dành cho nó lực lượng lao động nhiều nhất nhưng có lúc vẫn cứ bị đói. Nhà cầm quyền (Triều Nguyễn) lại muốn kìm hãm. Ông vua Tự Đức cầm quyền khá lâu ở Triều Nguyễn là ông vua hay chữ, làm thơ, muốn yên phận nhưng nào có được như vậy, dẫn đến bạc nhược trước “oai hùng” của chủ nghĩa tư bản Pháp, không tích cực tìm cách gỡ bí trong bang giao, thử thách của cái mới thời cuộc. Những canh tân, những ý tưởng, những tờ sớ nặng lòng đưa đất nước thoát ra khỏi thế bí, tiếp nhận luồng tư tưởng nhập cuộc chơi với thế giới, tiếp nhận khoa học-kỹ thuật…đều bị chế độ phong kiến chối bỏ. Tất cả mọi tinh lực canh tân bị chìm trong cái biển nông dân muôn năm cũ.
Trong cả hai cái chiều hướng đó, Việt Nam bị nặng hơn cái chiều thứ hai. Nói thế để thấy, không phải Việt Nam không nhúc nhích, mà vẫn đi lên, nhưng bước đi nặng nề, chậm chạp, đầy do dự, dùng dằng, ngắc ngứ.
Đó là bức tranh giản lược cái thử thách văn hoá của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh sống. Và Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước, đưa đất nước Việt Nam phát triển để “sánh vai với các cường quốc năm châu” (chữ mà Hồ Chí Minh hay dùng) cũng là là làm cách mạng, mở đường cho văn hoá Việt Nam mới phát triển, để rồi văn hoá đó soi đường cho quốc dân đi.
Sự tiếp biến văn hoá của Hồ Chí Minh biểu hiện bằng quá trình tiếp nhận tinh hoa văn hoá dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hoá nhân loại; kết hợp văn hoá phương Đông với văn hoá phương Tây để trở về với văn hoá dân tộc. Đó chính là hành trình văn hoá Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh tiếp nhận những gì là tinh túy của văn hoá dân tộc Việt Nam, trong đó tinh túy nhất trong những cái tinh túy là chủ nghĩa yêu nước. Một mặt, những giá trị văn hoá Việt Nam tự nhiên truyền chảy, thẩm thấu vào Hồ Chí Minh; mặt khác Hồ Chí Minh chủ động, tích cực tiếp nhận nó. Các nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam thường hay đề cập những giá trị của văn hoá Việt Nam, có những giá trị mà ở nhiều nước trên thế giới cũng có chứ không riêng gì ở Việt Nam. Chẳng hạn, yêu nước. Nhưng đây là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nó có sắc thái riêng. Chẳng hạn, lòng nhân ái. Nhưng đây là lòng nhân ái mang sắc thái của con người, của cộng đồng người Việt Nam. Hồ Chí Minh được sinh ra từ nền văn hoá Việt Nam, trong đó có tiếp nhận từ truyền thống văn hoá quê hương, gia đình, có mở rộng tầm nhìn ra các vùng miền khác, đặc biệt là văn hoá kinh đô Huế và Sài Gòn – Gia Định. Hồ Chí Minh không bó hẹp trong một địa bàn quốc gia-dân tộc mà còn tự giác dấn thân vào môi trường quốc tế rộng lớn, tự mình bươn trải trong 30 năm sống ở ngoài nước.
Đất Nghệ Tĩnh, sông Lam núi Hồng, địa linh nhân kiệt, có luồng văn hoá đặc sắc mà Hồ Chí Minh đã tắm gội từ ấu thơ, có giá trị lớn tới cơ sở của cái chất văn hoá làm nên nhà văn hoá Hồ Chí Minh. Ở nơi ấy ra đi, tức là nói đến quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, tôi thấy thật khó lý giải cho cái “bệ phóng” đó của sự thăng tiến trong đời một con người. Với mảnh đất ấy, nguồn nước ấy, hai làng khác nhau, cách nhau chỉ một con mương nhỏ, thì hai cộng đồng người đã có hai âm ngữ rất khác nhau rồi. Lại nữa, tôi thấy ở Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An) chẳng hạn, một làng nổi tiếng trong cả nước về con người học hành, đỗ đạt, có không ít danh nhân, thì hầu như chỉ những người nào sinh ra, có tuổi ấu thơ ở đó rồi ra khỏi cái cống đá đầu làng để đi sinh sống, lập nghiệp nơi khác thì mới có cơ phát triển, thành đạt. Còn không, nếu vẫn ở làng thì khó mà phát, tiến.
Hồ Chí Minh ở vùng Nam Đàn, Nghệ An, sinh ra ở đất “linh”, ở trong một gia đình văn hoá. Một đơn vị văn hoá gia đình của Hồ Chí Minh trong cái vùng văn hoá này đã hun đúc nên văn hoá Hồ Chí Minh. Có lẽ Hồ Chí Minh cũng đã tiếp thu một cách nào đó cái bướng bỉnh, khí khái của cha mình, một nhân vật tôi cho cũng là cái vết tích của ông đồ Nho xứ Nghệ. Cụ Nguyễn Sinh Sắc mạnh ở mặt thương người, nhân ái, ở tính khảng khái, ở cái chí lớn, ở cái cách giáo dục cho con cái, ở cái quan niệm thức thời của Cụ trong buổi giao thời văn hoá Đông-Tây, giữa cái cổ và cái kim. Cụ là cái gạch nối của thời cuộc. Rồi Hồ Chí Minh đi tiếp cái gạch nối ấy, lân sang cái hiện đại từ cái nền văn hoá cổ-trung-cận đại đầy biến động. Hồ Chí Minh tiếp nhận cái tinh túy văn hoá điển hình người phụ nữ Việt Nam chung thủy, đảm đang, hết lòng vì chồng con từ người mẹ thân yêu nhưng mất sớm. Hồ Chí Minh là một thành viên hoà đồng với chị và anh của mình làm thành cái đơn vị văn hoá gia đình đẹp đẽ của mình.
Từ trong đất nước, Hồ Chí Minh còn tiếp thu nền văn hoá Pháp và phương Tây qua trang sách học đường. Và đã sớm có ý định đằm mình trong đó bằng cách xuất dương với hai bàn tay và khối óc của mình, bằng lao động để kiếm sống, để học trong đường đời. Hồ Chí Minh cũng được tiếp thu văn hoá phương Đông qua Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Hồ Chí Minh không phải là con số cộng các nền văn hoá dân tộc và thế giới mà là có sự tổng hoà, đúc kết hình thành làm một để kiến tạo tư chất nhà văn hoá. Hồ Chí Minh còn tiếp thu cái nhân lõi của lý luận Mác – Lênin là chủ nghĩa nhân đạo, là sự dấn thân cho sự nghiệp cao cả nhất trong đời mình với tư cách là sứ giả văn hoá của nhân loại: đấu tranh giải phóng con người. Hồ Chí Minh có quan niệm rằng, nếu hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin mà sống không có tình có nghĩa thì sao hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin. Sắc thái văn hoá như thế tuyệt nhiên không phải là một thứ lai căng, không phải thập cẩm, không phải như thứ xalát trộn lẫn. Tôi nhớ mang máng ai đó, hình như là một học giả người Đức, bà Mêlen thì phải, năm 1966 có nhận xét rằng, Hồ Chí Minh là hình ảnh hoàn chỉnh của đạo Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của C. Mác, tinh thần cách mạng của V. I. Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc. Tất cả đều hoà hợp trong một dáng dấp rất tự nhiên. Còn Nêru của Ấn Độ thì nói: Được tiếp xúc với Hồ Chí Minh, tôi như được gặp một mảng lịch sử của nhân loại.
Hồ Chí Minh còn là một chủ thể sáng tạo văn hoá, văn hoá theo nghĩa hẹp. Hồ Chí Minh là một nghệ sĩ đích thực với tư cách là nhà thơ, viết văn, nhà phê bình văn nghệ, v.v.
Hồ Chí Minh là một nhân tố quan trọng nhất và tác động mạnh mẽ nhất cho quá trình giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và thế giới của thế kỷ XX. Giao lưu văn hoá là điều tất yếu, là quy luật vận động và phát triển của nhân loại. Nó là một quá trình thường xuyên, diễn ra một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giới cầm quyền. Dù có đóng cửa, dù có bế quan toả cảng như thế nào đi chăng nữa, nhưng quá trình giao lưu văn hoá vẫn cứ diễn ra, vấn đề là ở chỗ nó diễn ra như thế nào mà thôi.
Quá trình giao lưu văn hoá là quá trình tiếp nhận những giá trị văn hoá tốt đẹp của nhau, làm giàu thêm văn hoá của bản địa và từ đó mỗi một dân tộc có đóng góp tích cực chung vào kho tàng văn hoá của nhân loại. Tình trạng đóng cửa của triều đình nhà Nguyễn, thái độ cực đoan trong chính sách thực dân của Pháp ở Việt Nam đã làm chậm quá trình giao lưu văn hoá của Việt Nam với thế giới. Ngay cả phong trào duy tân (đổi mới), những cải cách, những làn gió mới thổi vào xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đã làm nên cuộc cách mạng thật sự trong đời sống văn hoá của Việt Nam nhưng chính quyền phong kiến Việt Nam cũng không ưng. Không ưng bởi vì những cải cách đó trên thực tế đã nã những viên đại bác vào thành luỹ của chế độ phong kiến, làm xói mòn những giá trị của chế độ hiện hành. Chính quyền thực dân Pháp lẽ ra phải ưng thuận và ủng hộ cho những cải cách về văn hoá duy tân, phải ủng hộ cho quá trình vùng lên mạnh mẽ đầu thế kỷ XX phong trào học chữ quốc ngữ, phong trào vận động đời sống mới, phong trào chấn hưng thực nghiệp. Nhưng, chính quyền thực dân Pháp lại cũng không ưng, vì những cải cách đó cổ vũ tinh thần yêu nước. Với con mắt cực đoan, bảo thủ cho nên thực dân Pháp lo sợ các phong trào duy tân dẫn tới việc đấu tranh chống lại ngay bản thân thực dân Pháp, tác động không tốt tới sự cai trị của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Âm binh đã được triệu lên, và những âm binh này quay lại tiến công trực diện vào chế độ thực dân-phong kiến. Thế cho nên mới dẫn đến việc các yếu nhân của phong trào duy tân cũng bị thực dân Pháp đàn áp, bắt bớ, cấm chỉ hoạt động. Chính đây là một trong những biểu hiện của sự bóp nghẹt về văn hoá trong quá trình cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng làm cho đất nước Việt Nam tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của các nền văn hoá thế giới. Hồ Chí Minh không phải là con người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà là một con người có ý thức chủ động, tích cực tiếp nhận văn hoá của nước khác. Hồ Chí Minh yêu mến văn hoá Pháp, yêu mến văn hoá Mỹ trong khi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đất nước Việt Nam.
Quá trình tiếp nhận như vậy là quá trình làm giàu cho kho tàng văn hoá dân tộc. Nhưng, ở Hồ Chí Minh, sự tiếp biến, giao lưu văn hoá có mấy điểm đáng lưu ý nhất:
Một: có thái độ chủ động, không được có tinh thần đóng cửa, bài ngoại; nói như danh từ hiện đại thì là phải tích cực, chủ động hội nhập.
Hai: trong giao lưu văn hoá, phải tiếp thu những điều tốt đẹp, không lai căng. Với tinh thần đó, trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam không mặc cảm tự ty mà chủ động giao lưu và tự khẳng định bản sắc dân tộc mình. Hồ Chí Minh cho rằng, phải mở rộng kiến thức của mình về văn hoá thế giới, nhưng cũng tránh nguy cơ chúng ta trở thành những kẻ bắt chước; rằng, không thể lấy từ nghệ thuật của dân tộc khác những mặt nào đó mà không chú ý chọn lọc; văn hoá của dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể thu lại nhiều hơn cho văn hoá của chính mình.
Nói chủ động tiếp thu văn hoá của nước khác là nói trong cái thế của Việt Nam trong từng thời kỳ. Thường thì trên thế giới, người ta tổng kết có mấy con đường giao lưu văn hoá: 1. Con đường thương mại, tức là con đường hợp tác, trao đổi về làm ăn kinh tế (xưa gọi là con đường tơ lụa); 2. Con đường truyền giáo và tiếp nhận tôn giáo (do vậy, có những tôn giáo mang tính phổ biến toàn cầu, tiêu biểu nhất là ba tôn giáo lớn: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo); 3. Con đường quan hệ chủ động, bình đẳng giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền; 4. Con đường chiến tranh xâm lược. Việt Nam không may, chủ yếu lại thông qua con đường thứ tư này. Ngày nay, Việt Nam đang mạnh lên qua con đường thứ ba. Còn trước đây, thực ra con đường thứ nhất, con đường thứ hai đều thông qua con đường thứ tư. Do vậy, việc giao lưu văn hoá Việt Nam mới có những nét đặc biệt. Chính bản thân Hồ Chí Minh là người thấu hiểu và muốn tăng cường giao lưu văn hoá qua con đường thứ ba, tức là qua quan hệ chủ động, bình đẳng giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Trong giao lưu, một vấn đề tất yếu xẩy ra: giữ lại cái gì và tiếp nhận, tạo ra cái gì? Đây chính là vấn đề muôn thuở trong bước đường tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Bao giờ yếu tố văn hoá nền (cốt cách, bản sắc) của mỗi dân tộc không còn thì cũng tức là dân tộc đó bị mất đi.
Là một nhà văn hoá đồng thời là một nhà chính trị, Hồ Chí Minh chú ý ngay đến việc giữ gìn văn hoá bản địa khi đã có chính quyền cách mạng trong tay. Chính văn hoá bản địa là cái nền để tiếp biến. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (ethny), hiện theo phân loại, có 54 dân tộc. Đây là một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng. Hồ Chí Minh có quan điểm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của 54 dân tộc trên đất Việt Nam, giữ gìn các vốn cổ, trong đó có ngôn ngữ dân tộc.
Hồ Chí Minh lưu ý cho mọi người trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, với những ý như: không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Những điều Hồ Chí Minh nói như nguyên lý ứng xử văn hoá như vậy, nhưng trong cuộc sống thật không đơn giản.
Một tình trạng khác mà Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở: phát huy vốn cũ của dân tộc nhưng tránh phục cổ một cách máy móc. Hồ Chí Minh phê bình tình trạng khôi phục cả đồng bóng, rước xách thần thánh quên cả sản xuất, cứ trống mõ bì bõm, ca hát lu bù.
Ba: Hồ Chí Minh cũng lưu ý đến thái độ đúng đắn về nhận và cho. Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam có thể tiếp nhận bất cứ cái hay nào của Âu, Mỹ nhưng điều cốt yếu là phải sáng tạo; mình đã hưởng cái hay của người thì mình cũng có cái hay cho người ta hưởng; mình đừng chịu vay mà không trả.
Sự tiếp biến văn hoá của Hồ Chí Minh được diễn ra trong suốt cuộc đời của mình, nhưng mạnh nhất, có hiệu quả nhất, đương nhiên là từ khi nước nhà đã giành được độc lập, xây dựng cuộc sống mới, lúc làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng cầm quyền. Nhưng, cái nền, cái quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề đó là nhất quán. Hồ Chí Minh thâu thái cổ kim Đông Tây, đem những cái tốt đẹp trong văn hoá của nhân loại hoà vào và phát triển cùng văn hoá dân tộc, nâng tầm văn hoá dân tộc lên, đưa văn hoá dân tộc đóng góp chung vào văn hoá thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc, góp vào bước tiến chung của nhân loại.

UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh
như thế nào?


PHẠM CÔNG KHÁI (Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tìm được văn bản gốc Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10 – 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”, vào năm 1990.
Nghị quyết quan trọng này khẳng định những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc…
Trong Nghị quyết, Đại hội đồng UNESCO cũng khuyến nghị các nước thành viên “cùng tham gia kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người”, đồng thời đề nghị ông Tổng giám đốc UNESCO “triển khai các biện pháp thích hợp để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam”.
Đây là văn kiện quan trọng của một tổ chức quốc tế lớn thuộc Liên hợp quốc, ghi nhận những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; là niềm tự hào chung của dân tộc Việt Nam và của cả bầu bạn quốc tế.
Ý nghĩa lớn lao là thế, vậy mà, hơn hai mươi năm qua kể từ ngày Nghị quyết được thông qua, hầu hết chúng ta mới chỉ được biết đến nội dung của văn kiện này qua bản dịch tiếng Việt đăng trên một số sách, báo, tạp chí, website…
Đã có không ít những câu hỏi, nhiều bạn đọc và khách tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh mong muốn được nhìn thấy “văn bản gốc” của Nghị quyết quan trọng này.
Thời gian qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tìm được văn bản gốc Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là “Tập biên bản của Đại hội đồng khóa họp lần thứ 24 tại Paris, từ ngày 20/10 đến 20/11/1987, Quyển 1: NGHỊ QUYẾT”, bản in tiếng Pháp.
Đây là một trong số các tập biên bản báo cáo của Đại hội đồng UNESCO, khóa họp lần thứ 24, được UNESCO xuất bản đồng thời bằng 6 thứ tiếng (Pháp, Anh, Ả rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Nga), trong đó có Nghị quyết số 18.65 về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực hiện Nghị quyết, năm 1990, nhiều hoạt động cụ thể đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới.
Phát biểu tại hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn” ở Hà Nội tháng 3/1990, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương Modagat Ahmet, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, khẳng định: “Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng”.
Coi việc được tham gia tổ chức các hoạt động kỷ niệm về Hồ Chí Minh “là một niềm vinh dự”, ông Ahmet nhấn mạnh: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy bản dịch tiếng Việt đã in trong một số sách, báo, tài liệu, website… có những câu chữ rất khác nhau, như: Đại hội đồng = phiên họp toàn thể; nhìn lại = nhắc lại; Nhà văn hóa kiệt xuất = Nhà văn hóa lớn; biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định quyền dân tộc = biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc; yêu cầu = đề nghị…
Sự khác nhau về câu chữ này, phải chăng là do cách dịch ra tiếng Việt từ các văn bản gốc tiếng Pháp và tiếng Anh có khác nhau nên việc trích dẫn giới thiệu trong các bài viết, các công trình nghiên cứu cũng có những câu chữ khác nhau, không thống nhất?
Để có một văn bản tiếng Việt chuẩn đưa ra trưng bày, giới thiệu cùng công chúng, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đề nghị Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam giúp thẩm định lại từ bản gốc tiếng Pháp và tiếng Anh.

Toàn văn bản dịch của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“18.65. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại hội đồng,
Nhận thấy việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh các nhân vật trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới,
Nhắc lại Nghị quyết số 18 C/4.351 thông qua tại khóa 18 Đại hội đồng UNESCO về việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các danh nhân và việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại,
Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam,
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội,
Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
1- Khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người;
2- Đề nghị Tổng giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp để kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam”.

Tìm kiếm Blog này