Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Việt Nam đã chặn đứng “pháo đài bay” B52 như thế nào?



‘Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”, đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đặt câu hỏi.
Nỗi ám ảnh SAM 2 ở Hà Nội

Ngày 8/1/1973, báo Tuần tin tức (News Week) chua chát với chính quyền Nixon bằng câu bình luận về chiến dịch Linebacker 2: "Nếu B52 ra Bắc Việt Nam và chịu đựng thiệt hại như mức độ vừa qua thì chẳng cần phải là một thiên tài toán học cũng thấy được rằng cuối cùng Mỹ sẽ hết nhẵn B52".

Trong khi đó, từ ngày 28/12/1972, Thượng nghị sỹ Mỹ McGovern đã tuyên bố thẳng thừng: "Việc ném bom Bắc Việt Nam cần phải ngừng vì lý do thuần túy quân sự là số thiệt hại về máy bay quá lớn.

... Sẽ không thể có hòa bình và tù binh Mỹ không được về nước chừng nào việc ném bom chưa chấm dứt. Ném bom không mang lại hòa bình, nó chỉ làm cho chiến tranh lan rộng hơn và đẫm máu hơn.

Không quân Mỹ chỉ có 400 máy bay B52, thế mà trong 2 tuần qua đã mất 11 chiếc ở Bắc Việt Nam (11 chiếc là con số mà Mỹ thừa nhận đến ngày 26/12-NV). Chỉ riêng điều đó, chính sách ném bom là vô nghĩa".

Người Mỹ, đặc biệt là các cựu quân nhân Mỹ, những chỉ huy của quân đội Mỹ, những nhà nghiên cứu quân sự... đã đi tìm kiếm rất lâu câu trả lời tại sao Hà Nội lại có thể "xơi" B52 một cách "ngọt" như thế trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"?
 
(ảnh tư liệu)
(ảnh tư liệu)
 
Sai lầm về chiến thuật?

Charles Barrows, đại úy hoa tiêu B52 bị bắt làm tù binh đặt vấn đề ngay khi còn ngồi ở Hỏa Lò: "Hệ thống điện tử trên máy bay B52 rất tinh vi và đắt tiền nhưng vẫn không gây nhiễu nổi ra-đa Bắc Việt.

Siêu pháo đài bay B52 đã cải tiến nhiều lần, máy móc rất tốt... Các phi công B52 được huấn luyện công phu, thành thạo các chiến thuật hiện đại và B52 được bảo vệ dày đặc, nhưng vẫn bị bắn rơi vì đạn phòng không... Không quân chiến lược của Mỹ không thể chịu đựng nổi tỷ lệ tổn thất về B52 trên bầu trời Hà Nội".

Câu hỏi này của Charles Barrows đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ra theo hướng ngược lại với các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không VNDCCH từ tháng 5/1972: "Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?".

Cho đến lúc đó các phương án đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đều đã có những yêu cầu về hiệu suất chiến đấu từng trận, từng ngày nhưng chưa nói đến chỉ tiêu về tỷ lệ bắn rơi B52. Đại tướng Tổng tư lệnh đã phát hiện ra thiếu sót đó.

Sau mấy tuần vật lộn với những con số, câu trả lời đã được đưa ra:

- N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1 -2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ);

- N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;

- N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.

Câu hỏi tiếp theo của Tổng tư lệnh với Quân chủng Phòng không Không quân là: Quân chủng chọn tỷ lệ nào? Câu trả lời lần này có ngay lập tức: Chúng tôi loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3.

Đại tướng chỉ thị: Muốn vậy quân chủng phải làm tốt hai việc: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng để dựa vào đó hoàn tất mọi công tác chuẩn bị; gấp rút hoàn chỉnh các tài liệu về cách đánh B52 để lấy đó mà huấn luyện cho bộ đội thật thành thạo.

Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện xuất sắc chỉ thị đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc). Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc.

Đại úy phi công lái B52 Robert E. Wolff, cũng bị bắt tại Hà Nội, lại có phân tích khác (trên tờ Air Force Magazine năm 1979): "Khi bay hướng Bắc về phía Trung Quốc, chúng tôi lắng nghe máy bay chiến đấu bắn phá và máy bay gây nhiễu ngăn cản hệ thống phòng thủ của Hà Nội hoạt động. Các máy bay F111 hoàn thành được nhiệm vụ của chúng, một vài máy bay MIG vẫn cất cánh được.

Máy bay chiến đấu càn quét của chúng tôi gặp khó khăn trong việc liên lạc với tàu hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, làm nhiệm vụ phối hợp chặn máy bay đối phương. Các phi công của máy bay hộ tống chúng tôi không thể khai hỏa nếu không nhận được sự cho phép vì chúng tôi không muốn có một sai lầm nào trong việc nhận định địch - bạn.

Viên phi công Mỹ còn nhớ, "ở đây chúng tôi đã có một suy nghĩ. Nhiều phi công trong toán bay tưởng rằng đoạn bay trong lúc bắn phá của phi vụ sẽ là đoạn nguy hiểm nhất. Nhưng trên thực tế, giai đoạn rời khỏi mục tiêu cũng khó khăn không kém. Chúng tôi phát hiện ra là các ác tên lửa SAM đạt hiệu suất cao nhất khi các máy bay B52 đổi hướng lần cuối cùng để rời mục tiêu, vì lúc này ra-đa của đối phương thu nhận được hình ảnh tối đa của máy bay".

Người ta đã bàn luận nhiều về khía cạnh đó của chiến dịch. Mâu thuẫn gay gắt nhất giữa các tay súng và Bộ tham mưu chiến dịch là về "thế đi của đàn voi con". Đội hình kéo dài nhiều dặm, các máy bay cùng theo một đường, một độ cao, một hướng. Cả 36 máy bay đến một điểm nhất định rồi lần lượt đổi hướng thì chẳng cần tài giỏi gì phe phòng thủ cũng biết nhằm vào đâu để bắn chiếc 37".

Đại úy phi công Drenkowski tán thành quan điểm này, nhưng đặt thêm những vấn đề cũng trên tạp chí Air Force: "Tên lửa, pháo phòng không bắn lên dày đặc. B52 thực hiện các thao tác né tránh, tuy biết rằng né tránh cũng chẳng mang lại kết quả gì. Kẻ thù của B52 là tên lửa SAM.

Trong khi bay từng tốp 3 chiếc, kẻ thù của B52 còn là những vụ đụng vào nhau ở trên trời. Lúc này, vũ khí đáng sợ nhất với B52 lại là một chiếc B52 khác đang bay gần cạnh nó. Các nhân viên phi hành bối rối khi thấy ở phía trước lại có B52 bị bắn rơi, trong khi đạn pháo phòng không vẫn nổ tới tấp bốn phía xung quanh.

Trong đêm 19/12, người ta biết chắc chắn là đã có một số B52 bị bắn rơi. Cả 2 chiếc B52G này đều bị trúng tên lửa đúng lúc ngoặt để bay ra khỏi mục tiêu, và rơi gần Hà Nôi. Các toán B52 tiếp sau cũng bị SAM bay lên đón đánh dữ dội. Một B52 khác bị thương bay về đến Lào thì rơi. Đến ngày 20/12, 6 chiếc B52 bị bắn rơi trong 9 giờ.

Vậy là 3 ngày, 300 lần B52 xuất kích, bị bắn rơi 9 chiếc, tỷ lệ tổn thất tới 3%, một tỷ lệ không thể nào chấp nhận. Những máy bay B52 bị bắn rơi lại là những B52G đã được trang bị khí tài gây nhiễu rất mạnh...

Các kíp lái cho rằng tổn thất B52 quá lớn là do việc vạch kế hoạch tồi, chiến thuật kém. Họ thấy cần thu hẹp vòng ngoặt để nhanh chóng thoát khỏi mục tiêu, bay ra vịnh Bắc Bộ. Họ muốn được phép làm các động tác cơ động né tránh, bay theo các đường đan chéo nhau, thu ngắn đội hình, từ nhiều hướng tiếp cận các mục tiêu, độ cao khác nhau thay đổi liên tục không theo quy luật để đối phương khó đối phó. Nhưng như vậy lại vẫn tăng thêm nguy cơ là chính B52 đâm phải nhau trên không".

Sự ám ảnh SAM2

Tên lửa SAM 2, vẫn được xem là kẻ thù của B52, vì được thiết kế bắn tới độ cao B52 thường sử dụng, vốn được Hà Nội gọi tên là "rồng lửa Thăng Long", trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ vùng trời Thủ đô là mối đe dọa lớn nhất, trở thành nối ám ảnh cho bất cứ kíp bay B52 nào nhận nhiệm vụ mang bom ra vùng châu thổ Sông Hồng.

Tuy nhiên, nghệ thuật điều khiển SAM của lực lượng phòng không - không quân Hà Nội lại là cái khiến người Mỹ phải nghiêng mình.

Trên tạp chí "Không quân Mỹ", John L.Frisbee viết: "Trong thời kỳ chiến tranh thế giới 2, tổn thất máy bay ném bom bị phòng không hay máy bay chiến đấu đối phương bắn hạ tại hai chiến trường chính yếu được ước tính trung bình: cứ 64 phi xuất thì có 1 chiếc bị bắn hạ và lúc ấy chưa có tên lửa SAM hữu hiệu. Trái lại, trên không phận Hà Nội và Hải Phòng thì cứ 49 phi xuất lại có một B52 bị SAM bắn rơi".

Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khi trả lời tạp chí AirForce vào tháng 6/1973 cũng thừa nhận: "Bắc Việt Nam rõ ràng là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất... Không quân Mỹ đã tiến hành chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn dễ bị tổn thương.

...Bắc Việt đã bắn hạ hàng chục B52 bằng cách ngắm bắn bằng mắt thường. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa SAM lên để hạ máy bay".

Cũng Drenkowski, trong "Về chiến dịch Linebacker 2", phân tích: "Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đã quan sát ngay chiếc B52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một quả SAM để tên lửa bay theo đường đạn 45 giây tới gần chỗ B52 phải ngoặt. Họ dùng 5-10 giây điều khiển quả tên lửa "khóa" vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa đến đó vừa đúng lúc chiếc B52 tiếp theo vừa bay tới. Thật ngon xơi!".

John T. Greenwood, trong cuốn "Chiến tranh Việt Nam" (Vietnam War) chỉ rõ: "Để lợi dụng khả năng có gió mạnh thổi từ hướng Tây Bắc, các máy bay bao giờ cũng từ phía Tây Bắc bay vào các mục tiêu lớn ở Hà Nội. Ngay sau khi trút bom, máy bay phải lượn vòng rất lớn ra phía sau mục tiêu để thoát ra ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không càng nhanh càng tốt.

Theo quy định, các tốp trong đội hình tiến công của B52 chỉ được bay ở các độ cao và hướng khác nhau rất nhỏ. Các tốp phải bám chặc đội hình để làm giảm khả năng dễ bị tổn thương vì tên lửa đổi phương, để tăng hiệu quả bảo vệ của các phương tiện gây nhiễu điện tử trong đội hình và giữa các tốp, để giữ đội hình trong hành lang có thả sợi nhiễu.

Vì các phi công thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược ít khi bay trong các đội hình lớn vào ban đêm và vì vùng trời Hà Nội chật hẹp sẽ đông đặc máy bay, nên các phi công được lệnh tránh va chạm bằng cách càng ít thực hiện động tác cơ động càng tốt.

Những chiếc B52 đầu tiên trong đêm 18/12 ném bom các sân bay Hòa Lạc, Kép và Phúc Yên.

Sau đó, Kinh Nỗ và Yên Viên bị ném bom. Chiếc máy bay mang mật danh "Than củi" dẫn đầu 9 chiếc B52 cất cánh từ Guam khi đánh vào nhà kho Yên Viên, Ai Mỗ bị 2 tên lửa SAM bắn trúng trước khi kịp trút bom và rơi xuống phía tây bắc Hà Nội. Đó là chiếc B52 đầu tiên bị hỏa lực phòng không Hà Nội bắn rơi trong chiến dịch và là chiếc thứ 2 bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh.

Đến nửa đêm, 30 máy bay cất cánh từ Guam oanh tạc Hà Nội một lần nữa. Một chiếc B52 khác bị thương nặng vì tên lửa SAM khi đang ngoặt ra khỏi mục tiêu và rơi ở Thái Lan sau khi tổ lái đã nhảy dù. 5 giờ sau, đợt thứ 3 bay vào, thêm một B52 bị bắn rơi...

Những điểm yếu nghiêm trọng trong việc vạch kế hoạch thực hiện, bộc lộ trong những cuộc oanh tạc ngày thứ nhất đã trở nên rõ nét một cách bi thảm trong những ngày sau. Các chiến thuật áp dụng trong chiến dịch ném bom mang tên Arefight (Đèn hồ quang) ở miền Nam Việt Nam không thích hợp với khu vực Hà Nội, nơi có hỏa lực phòng không mạnh. 5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm.

Ba đợt, mỗi đêm gây khó khăn cho việc rải sợi nhiễu, hay trấn áp tên lửa đất đối không, đồng thời giúp cho hệ thống phòng không đối phương (Hà Nội - NV) có thời gian hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt tiến công mới.

Gió thổi mạnh giúp cho các máy bay ném bom bay nhanh tới mục tiêu, nhưng đồng thời cũng thổi bạt sợi nhiễu khiến cho các máy bay B52 phải dựa vào thiết bị gây nhiễu của chính mình để tránh bị ra-đa phát hiện.

Hơn nữa, khi ra khỏi mục tiêu, các máy bay B52 phải ngoặt trở lại bay ngược chiều gió mạnh 100 hải lý nên tốc độ rút lui chậm lại quá nhiều, và hướng gây nhiễu bị chệch, khiến cho ra-đa của các trận địa tên lửa SAM lân cận có thể lọt qua những chỗ yếu trong màn nhiễu.

Thêm nữa, đội hình máy bay ném bom quá dài và việc quy định một điểm ngoặt độc nhất cho các máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho đối phương nhằm đúng điểm ngoặt sau khi những tốp đầu bay qua".

Đại úy phi công Drenkowski ngao ngán bình luận: "Những thay đổi về chiến thuật sau Noel không phải để đáp ứng đề nghị của phi công... mà vì 3 viên tướng chịu trách nhiệm về chiến dịch này ngồi ở Mỹ chợt nhận ra rằng nếu tốc độ rơi máy bay cứ diễn ra như hiện tại thì chỉ trong 2 tuần nữa sẽ không còn chiếc B52 nào ở Đông Nam Á" ("Tấn bi kịch của Linebacker 2", tạp chí Armed Forces Journal, tháng 7/1997).

Theo Trường Minh
Vietnamnet

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

THỬ TÌM MỘT SỐ CƠ SỞ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG NHỮNG THÍCH ỨNG ĐƯỢC Ở CHÂU Á MÀ CÒN THÍCH ỨNG DỄ HƠN Ở CHÂU ÂU”

     1. Cơ sở lịch sử, tư tưởng ở các nước châu Á
     Xét về mặt lịch sử, ở các nước châu Á từ rất sớm đã tồn tại thi hành chế độ tỉnh điền (gần 5000 năm trước đây, 2679 trước CN), chế độ lao động nghĩa vụ (triều đại nhà Hạ 2250 trước CN), thuyết Đại đồngthuyết Giáo sự bình đẳng về tài sản (Khổng Tử vĩ đại - 551 trước CN), thủ tiêu sự bất bình đẳng về hưởng thụ, phúc lợi không phải chỉ cho một số đông mà cho hết thảy mọi người, lợi ích của dân chúng là trước hết. Thứ đến là lợi ích của quốc gia. Còn lợi ích của nhà vua thì không đáng kể (Mạnh Tử). Đó là tư tưởng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.
Bên cạnh đó, “thuyết đại đồng”, “tư tưởng nhân chính” do Đức Khổng Tử, Mạnh Tử khởi thảo từ trước công nguyên, đã cho thấy những điểm gần gũi với đặc trưng tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Theo đó, “thuyết đại đồng” là thuyết chỉ xã hội hòa bình mang tính quảng đại. “Tư tưởng nhân chính” lại chứa đựng những nội dung cơ bản như: xây dựng đường lối chính trị nhân nghĩa, hoàn thiện đạo đức vua quan, đề cao vai trò của dân theo tinh thần dân bản, dưỡng dân gắn liền với giáo hóa dân.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã căn cứ vào “thuyết đại đồng” của Khổng Tử, “tư tưởng nhân chính” của Mạnh Tử như là những minh chứng để lý giải  chủ nghĩa cộng sản không chỉ thâm nhập vào châu Á mà còn thích ứng dễ dàng hơn là ở châu Âu”.
     2. Cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội
     Nguyễn Ái Quốc đã nêu vấn đề quan trọng: “Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng không?”. Để trả lời câu hỏi đó, Nguyễn Ái Quốc một mặt phân tích tình hình chính trị và phong trào đấu tranh yêu nước hiện thời của các nước điển hình châu á như Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Triều Tiên, các nước ở Đông Dương, mặt khác Người phân tích sâu cơ sở kinh tế, xã hội các nước phương Đông để khẳng định cho nhận định của Người: Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á. 
Người chỉ ra rằng, gần 5.000 năm nay ở phương Đông đã có “chế độ tỉnh điền”, mà đặc trưng của chế độ đó là “chia đất đai trồng trọt theo hai đường dọc và hai đường ngang... có chín phần bằng nhau. Người cày ruộng được lĩnh mỗi người một phần trong 8 miếng, miếng ở giữa tạt cả đều cùng làm và sản phẩm được sử dụng vào việc công ích”.
     Điểm khác biệt giữa Á với Âu, Đông và Tây là ở chỗ ảnh hưởng của cái gọi là phương thức sản xuất Châu Á lâu dài, dai dẳng, đã tạo nên một đặc điểm đặc trưng của phương Đông là việc không có sở hữu tư nhân về ruộng đất. Ở phương Đông đất đai dưới trời đâu chẳng là của vua, người trên đất đai ấy ai chẳng phải là thần dân của vua. Sau Hồ Chí Minh, nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam đã cho rằng cùng với chế độ “lãnh hữu” (chứ không phải “sở hữu”) và ruộng đất các nước phương Đông dễ tiến lên chủ nghĩa xã hội, hơn chủ nghĩa tư bản.
     Còn ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc mô tả về chế độ ruộng đất: “Về của cải tư hữu, luật pháp An Nam cấm mua bán toàn bộ đất đai.  Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của chung. Cứ ba năm người ta chia lại ruộng đất đó. Mỗi người dân trong xã thôn được nhận một phần”. 
     Với một truyền thống lịch sử văn hoá như vậy, nó thật sự có sức mạnh kết cấu cộng đồng, đặc biệt trong những thời điểm đất nước có ngoại xâm; là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa cộng sản dễ dàng thâm nhập vào châu Á.
     3. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản ở châu Á
     Hơn nữa, ở Đông Dương, nơi bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị dã man, thì “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Rõ ràng, quá trình khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới, các mô hình nhà nước tư bản, Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ bản chất tàn bạo của nghĩa tư bản, đó là “con đỉa hai vòi”, là “con rắn độc”, là “kẻ thù chung của của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động”. Chính vì vậy, các nước Châu Á không thể lựa chọn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa - chế độ đày đọa và bóc lột tận xương tủy con người.
     4. Xuất phát từ bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội và khát vọng của nhân dân các nước thuộc địa
     Khi nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ bản chất tốt đẹp của nó. Người nêu rõ: “Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”. Nói chuyện với cán bộ, sinh viên Việt Nam tại Mát-xcơ-va ngày 1/2/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định xã hội XHCN là: “một thế giới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người, mọi người sung sướng, vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người”.
     Hồ Chí Minh còn nêu rõ mục đích của CNXH là tất cả vì lợi ích của đông đảo những người lao động. “CNXH là làm cho mọi người dân được sung sướng, ấm no”, “là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”. Cụ thể hơn, mục đích của CNXH là gì? Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
     Như vậy, dù diễn đạt bằng các ngôn từ khác nhau, CNXH theo Hồ Chí Minh là một xã hội hướng tới phục vụ lợi ích vật chất và tinh thần của đông đảo những người lao động. Người lao động là những người sản xuất ra phần lớn của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội, vì vậy xét về lô-gic, họ phải được hưởng thụ một cách xứng đáng những giá trị mà họ tạo ra. Điều giản dị và dường như là tất yếu đó không bao giờ xảy ra dưới chế độ TBCN hay các chế độ xã hội khác không phải là CNXH. Ở các chế độ xã hội đó, người lao động được hưởng phần rất nhỏ bé những giá trị xã hội mà họ tạo ra, còn phần lớn rơi vào tay những “ông chủ”, những kẻ thống trị.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

10 TIÊN ĐOÁN BIỆN CHỨNG CỦA HỒ CHÍ MINH


Trong lịch sử, nước ta có những nhà tư tưởng lớn có khả năng “tiên tri tiên lượng” về thời cuộc, về thế sự…, như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi… Những danh nhân này đã được nhân dân ta tôn vinh như những vị thánh.Trong lịch sử hiện đại, Hồ Chí Minh cũng được coi là “nhà tiên tri” và trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã dự báo được nhiều sự kiện trên thế giới và trong nước.
VỀ CÁC SỰ KIỆN TRÊN THẾ GIỚI
1. Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn ở châu Âu.
Điều này đã được Người viết trong bài “Phong trào cộng sản quốc tế” đăng trên Tạp chí La Reveu Communiste, số 15 tháng 5 - 1921. Người phân tích: “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu, chủ nghĩa Mác – Lênin sẽ cùng với chủ nghĩa yêu nước truyền thống ở Việt Nam tạo thành sức mạnh tổng hợp vừa mang tính dân tộc vừa mang tính thời đại. Sức mạnh đó sẽ đánh bại chủ nghĩa thực dân và phong kiến, xây dựng nước Việt Nam độc lập tiến thẳng lên chủ nghĩa xây dựng”.Và Người còn nêu rõ: Hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh… sẽ hình thành nên lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu… chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn. Thực tế lịch sử đã cho thấy điều đó.
2. Nước Trung Hoa sẽ trở thành nhà nước cộng sản và sẽ bắt tay với Liên Xô.
Cũng trong bài viết trên, Người viết: Sự thành lập chính quyền của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên ở phía Nam, đã hứa hẹn với chúng ta một nước Trung Hoa được tổ chức lại và vô sản hoá…, trong một tương lai gần đây, hai chị em - nước Trung Hoa mới và nước Nga công nhân - sẽ nắm tay nhau trong tình hữu nghị để tiến lên vì lợi ích của nền dân chủ và nhân đạo.Tiên đoán đó 20 năm sau thành hiện thực.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc tiến công của chủ nghĩa tư bản vào nước Nga Xôviết.
Tháng 3- 1924, trong Tập san Inprekorr số 18, Người viết: “Thế nào rồi cũng có ngày nước Nga cách mạng phải đọ sức với chủ nghĩa tư bản” và khuyến cáo thêm rằng: “Các đồng chí Nga cần phải biết rõ tất cả lực lượng và tất cả các mánh khoé trực tiếp hay gián tiếp của đối thủ của mình”.Năm 1941, 17 năm sau, lời tiên đoán đó đã trở thành hiện thực.
4. Chiến tranh sẽ nổ rõ ở Thái Bình Dương, thực dân Pháp sẽ khai thác xứ thuộc địa Đông Dương một cách tàn khốc hơn.Tháng 4 – 1924, cũng trong Tạp chí nêu trên, Người viết: Vì đã trở thành một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều hướng cả vào nhòm ngó, nên Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh có thể trở thành lò lửa của chiến tranh thế giới mới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh và đế quốc Pháp đã thảo một dự án khai thác thuộc địa để làm cho các thuộc địa đó cũng trở thành “có ích” cho chính quốc. Nếu dự án được thực hiện, thì nhất định là Đông Dương sẽ lâm vào tình trạng giảm sút dân số và bần cùng.Thực tiễn các nước Đông Dương và nước ta những năm 1940-1945 đã chứng minh lời tiên đoán của Hồ Chí Minh.
5. Hítle tấn công Liên Xô và sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Tháng 6-1940, khi phát xít Đức đã chiếm nước Pháp và một số nước châu Âu, Nhật chiếm Trân Châu cảng của Mỹ và hất cẳng Anh, Pháp ra khỏi các thuộc địa ở Thái Bình Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Ngày Hítle tấn công Liên bang Xôviết sẽ trở thành ngày bắt đầu diệt vong của chủ nghĩa phát xít Đức. Có thể nói một cách chắc chắn rằng chiến tranh đế quốc lần thứ nhất dẫn đến việc thành lập Liên bang Xôviết thì lần này chủ nghĩa phát xít sụp đổ sẽ dẫn đến thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước khác.Lời tiên đoán đó 4 năm sau thành hiện thực.
(Theo Tạp chí Người đọc sách, Số 11+12/2005)
CÁC SỰ KIỆN VỀ CÁCH MẠNG NƯỚC TA
6. Năm 1945, nước Việt Nam độc lập.
Tháng 2 – 1942, trong bài thơ “Lịch sử nước ta” Hồ Chí Minh viết: “1945 Việt Nam độc lập”. 3 năm sau, tháng 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
7. Kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp bằng chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
Hồ Chí Minh đã tiên đoán rằng đế quốc Mỹ sẽ xâm lược Việt Nam. Ngày 12.4.1999, nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn báo chí “Bác Hồ nhà tiên tri”, Đại tướng cho biết: “Khi gặp tôi sau chiến thắng, Bác nói: chiến thắng Điện Biên Phủ đáng mừng, nhưng chú hãy nhớ, đây mới là bắt đầu - bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ta còn phải đánh Mỹ…”. 10 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Mỹ đã hùng hổ đem quân xâm lược Việt Nam.
8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi và thắng lợi vào khoảng năm 1975.
Trong Di chúc viết ngày 15.5.1965 có câu: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào có thể hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn… Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất”. Mấy năm nữa có nghĩa là trong vòng 10 năm trở lại, tức là nhiều lắm là 1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kể lại rằng: Trong bản thảo diễn văn nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 15 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2.9.1960, Bác viết: “Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam sẽ sum họp một nhà”.
9.Mỹ sẽ đem B52 đánh phá Hà Nội và sẽ chịu thua trên bầu trời Hà Nội.
Hồi ký của Thượng tướng Phùng Thế Tài, Nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam viết: vào năm 1967, Bác Hồ đã nói với ông: “Sớm muộn gì thì đế quốc Mỹ cũng đưa B52 ra đánh phá Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua”. Bác khẳng định “dứt khoát Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau thi thua trên bầu trời Hà Nội”.5 năm sau, năm 1972, ta thắng trận “Điện Biên Phủ trên không” và sau đó Mỹ mới chịu ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
10. Về tiến trình kết thúc chiến tranh ở Việt Nam là Mỹ cút rồi Nguỵ nhào.
Trong Thư chúc mừng năm mới – Xuân Kỷ Dậu (1969), Bác viết: “Vì độc lập vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Sự việc đã diễn ra đúng như vậy, vào năm 1973 (Mỹ cút) và năm 1975 (Nguỵ nhào), giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.
(Theo Tạp chí Người đọc sách, Số 1/2006)

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

BÀI TẬP THỬ THÁCH MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (DÀNH CHO HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2012-2013)


BÀI TẬP THỬ THÁCH MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
DÀNH CHO HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2012-2013

Bài tập 1: Tại sao nói Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận, quyết định bước phát triển mới về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh?
Bài tập 2: Phân tích những giá trị cở bản của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam?
Bài tập 3: Phân tích những giá trị cở bản của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên?
Bài tập 4: Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa Hồ Chí Minh với Quốc tế cộng sản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp?
Bài tập 5: Tại sao nói quan điểm “Cách mạng giải phóng dân tộc được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” là một nét sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh?
Bài tập 6: Cơ sở nào để Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội không những thích ứng được ở châu Á mà còn thích ứng dễ hơn ở châu Âu”?
Bài tập 7: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội”. Để trở thành con người xã hội chủ nghĩa cần có những tố chất gì?
Bài tập 8: Anh (chị) hãy phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Bài tập 9: Nêu và phân tích 2 điểm sáng tạo lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài tập 10: Phân tích tính khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền?
Bài tập 11: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, theo anh (chị) nội dung nào quan trọng nhất, vì sao?
Bài tập 12: Phân tích sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quan điểm “Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc”.
Bài tập 13: Phân tích tính khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền?
Bài tập 14: Phân tích tính khoa học và cách mạng của những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức?
Bài tập 15: Tại sao nói “trung với nước, hiếu với dân” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức và là cốt lõi của đạo đức cách mạng?
Bài tập 16: Chứng minh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, người khởi xướng phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của thế kỷ XX?
Bài tập 17: Chứng minh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam?
Bài tập 18: Tại sao học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân và chính bản thân sinh viên?
Bài tập 19: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đảng ta đã vận dụng vấn đề này trong giai đoạn cách mạng hiện nay như thế nào?
Bài tập 20: Vì sao trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sinh viên không chỉ học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn học tập, nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh?

DANH SÁCH CÁC NHÓM ĐĂNG KÝ VÀ BÀI TẬP PHÂN CÔNG
NHÓM 5
Họ và tên
Bài tập
Họ và tên
Bài tập
1. Đặng Thị Mỹ
Phạm Thị Hồng
Đào Quang Bạch
Lê Văn Hân
6
2. Hầu Thị Kim Chi
Nguyễn Thị Minh Hòa
Hồ Thị Khánh Huyền
Lê Thị Thu Hà
7
3. Trần Thị Lê
Nguyễn Thị Thúy Nhạn
Hoàng Thị Hương
Trần Duy Hải Thanh
8
4. Nguyễn Thị Mỹ Nhân
Nguyễn Thị Nhung
Huỳnh Thị Trang
Lê Thị Thu Sương
Trần Thị Luyện
9
5. Bùi Công Huy
Phan Văn Hoan
Nguyễn Thị Bích Huệ
Lê Thị Thanh
Bùi Hà Thanh
10
6. Nguyễn Thị Tâm
Trần Gia Thị Kiều Thanh
A Đeng Trường
Trần Mạnh Tuấn
11
7. Nguyễn Thị Hường
Trần Thị Lộc
Đinh Thị Mỹ Huân
Vũ Huyền Trang
Lê Thị Tuyết
12
8. Hồ Thị Lưu
Nguyễn Thị Phương
Trần Hải Thúy
Võ Thị Thanh Hoa
13
9. Hà Thị Chi
Nguyễn Thị Nụ
Nguyễn Thị Hồng Lan
Kim Thị Trang
14
10. Hồ Mạc Tú Chi
Trần Thị Thanh Huyền
Đậu Thị Thùy Trang
Nguyễn Thị Kim
15
11. Đào Thị Thu Hà
Lê Thị Thúy Vy
Lê Thị Bình
Lê Thị Lôi
Huỳnh Thị Tám
16
12. Nguyễn Thị Khuyên
Lê Thị Thảo
Nguyễn Thị Hương
Trần Thị Hoài
Y Glinh
17
13. Nguyễn Văn Lạng
Đinh Tú Nam
Phạm Thùy Mỹ
Đoàn Phan Ngọc Linh
Hồ Thị Đào Lương
18
14. Trần Thị Huê
Lê Thị Lan
Trần Thị Ly
Trương Thị Bích Ngọc
Nguyễn Thị Ngọc Ni
19
NHÓM 6
1. Đỗ Thị Như Thảo
Nguyễn Thị Thu Thảo
Nguyễn Thị Hồng Vinh
6
2. Nguyễn Thị Lan Hương
Sầm Thị Kiểu
Trần Thị Hằng
7
3. Nguyễn Thị Thanh
Trần Thị Anh Hồng
Lê Thị Thảo
Hồ Thị Huyền Trang
Nguyễn Thị Trang
8
4. Nguyễn Thanh Huy
Phan Thị Tú Anh
Dương Thị Thùy Liên
9
5. Lê Mây Tím
Lê Thị Thêm
Phạm Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Mộng
10
6. Đoàn Thị Trường Vy
Trần Thị Mỹ Hằng
Trần Thị Phương
11
7. Từ Thị Phương
Trương Thị Huệ
Hồ Thị Phương Vi
12
8. Ngô Thị Tịnh
Trần Thị Hải Yên
Nguyễn Ngọc Quang
14
9. Hồ Nguyên Lành
Nguyễn Thị Lài
Trần Văn Thuận
Lê Văn Diễn
16
10. Phạm Thị Thái
Phạm Thị Thơ
Tôn Nữ Thị Tuyết Mỹ
Nguyễn Thị Vân
17
11. Ngô Thị Thu Minh
Trần Thị Tình
Nguyễn Thị Quỳnh
Ngô Thị Kim Duyên
20


NHÓM 7
1. Nguyễn Thị Mỹ (1993)
Nguyễn Thị Mỹ (1992)
Nguyễn Thị Nhụy
Phạm Thị Kiều Oanh
6
2. Phạn Thị Nhân
Nguyễn Thị Oanh
Hồ Thị Thanh Ngoan
Nguyễn Hữu Hùng
Nguyễn Hữu Lương
7
3. Nguyễn Văn Hiếu
Nguyễn Đôn Hùng
Ngô Hữu Hải
Nguyễn Minh Chương
Lê Thị Ly
9
4. Hoàng Thị Hường
Trần Thị Tường Vi
Nguyễn Thị Thanh Đào
Ngô Thị Nhã Phương
Nguyễn Thị Thùy Trang
11
5. Lê Như Nguyên
Trần Thị Lợi
Trịnh Thị Kim Oanh
Lê Văn Vĩnh Phúc
12
6. Vũ Thị Huyền
Âu Thị Hoa
Nguyễn Thị Nhan
Nguyễn Thị Ly
14
7. Nguyễn Thị Tú Anh
Ngô Thị Ngọc Lành
Huỳnh Thị Quý Nhung
Trần Thị Thúy
16
8. Lê Thị Nhung
Phạm Thị Mỹ Linh
Nguyễn Thị Thu Phương
Hoàng Thị Kim Ngọc
Lê Thị Phương
17
9. Hoàng Trọng Nhân
Hà Thùy Trang
Lê Tuấn Vũ
Dương Thị Ngoan
Nguyễn Thị Phương Hoa
20


NHÓM 8
1. Bùi Thị Bình
Đinh Thị Thu Hoài
Đinh Thị Thu Hà
Châu Thị Thu Hương
Đinh Thị Thu Lan
6
2. Nguyễn Xuân Diệu Ánh
Đỗ Ngọc Hoài Thu
Trần Thị Đào
Nguyễn Thị Diệp (chuyển 6->7)
7
3. Đinh Hữu Chiến
Tưởng Công Gian
Hồ Thị Chè
8
4. Hồ Thị Nga
Hồ Hoàng Thanh Ngọc
Phạm Thị Hoa
Phạm Thị Phương Anh
9
5. Nguyễn Thị Huyền
Dương Thị Hằng
Lê Thị Diệu Linh
Hoàng Thị Ly
Phạm Thị Thùy Linh
11
6. Lê Thị Mỹ Duyên
Lê Quỳnh Châu
Hoàng Thị Hương Lan
Nguyễn Thị Tường Vi
12
7. Phạm Thị Thúy Trinh
Trà Thị Khánh Nhi
Đặng Thị Lượt
13
8. Lê Văn Minh
Nguyễn Thị Hà
Lê Thị Ái Vân
Lê Thị Kiều Oanh
Nguyền Thị Thùy Dung
14
9. Hà Thị Mỹ Linh
Trần Thị Hà
Hồ Thị Quỳnh Như
Trương Thị Ny
Phạm Thị Thu Thảo
15
10. Vi Thị My
Hà Thị Lệ
Lô Thị Anh
Nguyễn Ngọc Họa Mi
16
11. Nguyễn Thị Thảo Ly
Ngô Thị Mến
Phan Thị Thu Bay
Phạm Thị Lành
17
13. Hồ Thị Sa
Lê Thị Thương
Lương Sỹ Vương
Trần Thị Hạnh
18
12. Phạm Thị Bích Liên
Trần Thị Thanh Bình
Trần Thị Tín
Lê Thị Kim Chi
20


NHÓM 9
1. Bùi Thị Nga
Lê Thị Dạ Thảo
Nguyễn Thị Thương

6
2. Từ Thị Hải
Ngô Thị Thanh Hiền
Võ Thị Mỹ
Nguyễn Lê Hồng Thắm
7
3. Nguyễn Thị Kim Anh
Đặng Thị Kim Anh
Phạm Thị Thanh Tấn Liên
Võ Thị Ly
Nguyễn Thị Kim Oanh
9
4. Lê Thị Thùy Phương
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trần Thanh Thảo
Trần Thị Lan
11
5. Phạm Phước Pha
Trần Đại Cường
Trần Minh Quân
Trần Thị Phương Uyên
12
6. Lê Thị Kim Oanh
Nguyễn Thị Thu Hương
Lê Thị Mùa
Lê Thị Thu Thảo
Nguyễn Ngọc Bốn
13
7. Võ Thị Lành
Nguyễn Thị Thuận
Nguyễn Thị Thanh Thủy
14
8. Nguyễn Văn Thạnh
Trần Thị Xê
Lê Thị Vẽ
Lê Thị Vy
Nguyễn Đình Huỳnh Linh
16
9. Hồ Văn Thiếu
Hồ Thị Xinh
Võ Thị Phương
Lê Thị Diệu
Võ Thị Huệ
17
10. Lê Thị Ngân
Lê Thị Phúc
Nguyễn Thị Mỹ Nhi
Nguyễn Thị Phương
Lê Thị Nga
20
NHÓM 10
1. Nguyễn Thị Lành
Lê Thị Huyền
Trần Thị Hai
Đặng Thị Hoàn
Phạm Thị Huệ
7
2. Hoàng Thị Mỹ Hoa
Nguyễn Thị Hoài Diễm
Huỳnh Thị Duyên
9
3. Nguyễn Thị Thùy Dương
Đinh Thị Nhã Phương
Lê Thu Huyền
Phạm Thị Diệu An
Trần Thị Thúy Kiều
11
4. Đỗ Thị Vân
Lê Thị Ái Tư
Lê Thị Bích Thủy
12
5. Hồ Thị Huệ
Nguyễn Thị Hồng Diệu
Hồ Thị Thanh Thanh
Hoàng Thị Tường Vân
Võ Thị Thu Hiền
14
6. Nguyễn Thị Mỹ Hương
Võ Thị Huyền
Trần Thị Thanh Bình
Trần Thị Ngọc Hồng
Ngô Nguyễn Ngọc Ánh
16
7. Trịnh Thị Mỹ Duyên
Lê Thị Ngọc Bích
Phạm Thị Mỹ Hạnh
Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Thị Lan Anh
17
8. Phạm Thị Thu Anh
Lê Thị Minh Đức
Nguyễn Thị An
Nguyễn Thị Huế
Nguyễn Thị Dung
19
9. Nguyễn Thị Dương
Trần Thị Hoàng Hậu
Dương Thị Huyền
Lê Thị Thu Hiền
20


NHÓM 11
1. Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguyễn Bá Hậu
Lê Thị Thanh
Nguyễn Thị Như Nguyên
9
2. Phan Thị Huyền
Hà Thị Nhiên
Hồ Anh Tiến
Phạm Thị Liên
Phùng Hữu Hóa
11
3. Nguyễn Thị Mơ
Trần Thị Oanh
Hoàng Thị Nhung
Hồ Thị Na
Lê Thị Hằng
12
4. Võ Thị Hiệp
Trần Thị Kiều Loan
Lê Thị Quyên
Hồ Thị Nga
Nguyễn Thị Nga
13
5. Phan Thị Như Loan
Trần Thị Mỹ Phương
Nguyễn Thị Ngọc Quý
Lê Thị Thanh Mai
Nguyễn Thị Hoài Uyên
14
6. Đặng Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Hương
Phạm Thị Hằng
16
7. Phạm Thị Hoài Phương
Hà Thị Ngọc
Diêu Thị Phương
Hoàng Thị Thanh

17



Tìm kiếm Blog này